Tháng 7 cô hồn bắt đầu từ ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng cô hồn có từ đâu là câu hỏi thắc mắc của nhiều người.
Tháng 7 cô hồn bắt đầu từ ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng cô hồn có từ đâu là câu hỏi thắc mắc của nhiều người.
Theo quan niệm dân gian của người Việt, tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là tháng cô hồn. Vào thời điểm này, người ta vẫn thường rỉ tai nhau những câu chuyện tâm linh, rùng rợn về những điều xảy ra trong tháng cô hồn. Đặc biệt trong tháng 7 cô hồn, những việc như mua nhà, làm nhà, mua xe hay làm những việc lớn, việc trọng đại sẽ được nhiều người tạm gác lại bởi họ lo sợ gặp vận xui.
Theo Lịch vạn niên năm 2021, tháng 7 âm lịch năm nay sẽ rơi vào ngày mùng 08/8 dương lịch và kéo dài 30 ngày. Tuy nhiên, tháng cô hồn chỉ bắt đầu từ ngày 02/7 âm lịch đến 12h đêm ngày 14/7 âm lịch. Khi qua 12h đêm là ma quỷ sẽ quay trở về địa ngục.
Tương truyền từ thuở xa xưa qua hình thức truyền miệng đến nay, người Việt vẫn thường làm mâm lễ cúng cô hồn vào 3 ngày là mùng 2, 15, 16/7 âm lịch và thường cúng vào buổi chiều tối.
Nhiều người còn gọi rằm tháng 7 là “Tết quỷ” nhưng thật ra khái niệm có nguồn gốc từ Đạo giáo Trung Quốc. Trong dân gian, người Việt Nam gọi đây là dịp “Địa quan xá tội” hay “Xá tội vong nhân”.
=> Xem thêm: Hà Nội chính thức tiếp tục cách ly toàn xã hội đến ngày 23/8
Nguồn gốc của lễ cúng cô hồn được bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Họ cho rằng ngày Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan là từ ngày mùng 2/7 âm lịch và đến rằm tháng 7 âm lịch thì mở cửa để cho ma quỷ đói được trở lại trần gian rồi ra tứ phương, sau 12h00 đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
Chính vì vậy, người trong dân gian vẫn tương truyền rằng vào những ngày này trên trần gian sẽ có rất nhiều quỷ đói, để chúng không quẫy nhiễu nên mọi người phải cúng cháo, gạo, muối cho chúng.
Ngoài ra, từ thuở xa xưa, người Việt có quan niệm con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Khi con người chết đi thì phần hồn sẽ rời khỏi thể xác, lúc này, họ sẽ được lên thiên đang rồi đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường thì phải tùy thuộc vào khi họ còn sống, họ làm việc thiện hay việc ác nhiều hơn. Việc làm lễ cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.
=> Xem thêm: Người lao động được nghỉ 4 ngày nhân dịp lễ Quốc khánh 2/9
Theo quan niệm dân gian, việc làm lễ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch không chỉ để khỏi bị cô hồn, ma quỷ quấy phá, mà còn một ý nghĩa khác chính là muốn làm phúc, giúp những vong linh không nơi chốn được một ngày no nê, đỡ tủi phận. Đây là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa của người Việt, giúp chúng ta kết nối và thể hiện tính nhân văn giữa người sống và người đã khuất; đồng thời cũng như quan niệm về ngày xá tội: Con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…
Thế nhưng, dân gian thì hiểu rộng ra và nói lái đi thành “cúng cô hồn” tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có nơi chốn, không được người thân cúng bái. Mặ khác, theo quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.
Xem thêm: Lễ Phục Sinh là gì và rơi vào ngày nào năm nay?