Phía sau những bức tường rào nuôi nhốt những chú sư tử, hổ…những loài động vật hung dữ hằng ngày vẫn có những công nhân chăm sóc, nuôi dưỡng chúng. Mọi người xem chúng như chính “đứa con” thân thiết của mình.
Phía sau những bức tường rào nuôi nhốt những chú sư tử, hổ…những loài động vật hung dữ hằng ngày vẫn có những công nhân chăm sóc, nuôi dưỡng chúng. Mọi người xem chúng như chính “đứa con” thân thiết của mình.
Đều đặn sáng sớm mỗi ngày, chị Trần Thị Ngọc (46 tuổi, ở Hà Nội) cùng những công nhân khác bắt đầu cho ngày làm việc của mình. Việc mà chị Ngọc cùng nhiều người tại đây đang làm cahwngr ai dám nghĩ tới là chăm sóc cho đàn quái thú như hổ, sư tử, gấu…
Nhiều người chỉ dám xem hổ, sư tử trên ti vi hay tham quan khi những loài động vật hung dữ này đã được nhốt trong lồng sắt an toàn. Thế nhưng, những người công nhân chăm sóc những con quái thú tại Công viên Thủ Lệ lại coi đó là chuyện rất đỗi bình thường.
Là người từng gắn bó nhiều năm trong việc chăm sóc hổ tại vườn thú, chị Ngọc cho biết, chị đã có nhiều kỷ niệm với loài vật này. Đều đặn mỗi ngày, từ 7h sáng, chị cùng đồng nghiệp của mình đi tới chuồng gấu, hổ, sư tử để dọn dẹp, chăm sóc, cho chúng ăn và vuốt ve một cách thân mật.
“Gắn bó với công việc này cũng được 20 năm. Việc nuôi hổ đặc biệt là những loài vật hoang dã là một nghệ thuậ. Người làm công việc này không chỉ cần sự can đảm mà còn phải có sự kiên trì, khéo léo và tình yêu thương với động vật”, chị Ngọc chia sẻ.
Chị Ngọc cho hay, hàng ngày lượng thức ăn của những con quái thú được đều kiểm soát sát sao về dinh dưỡng cũng như chất lượng. Mỗi khẩu phần ăn của một con hổ bao gồm thịt, sườn, gà và khẩu phần ăn này cũng được thay đổi theo từng ngày, từng cá thể sao cho phù hợp. Đối với khẩu phần ăn của một con hổ bình thường, sẽ được ăn 6kg thịt.
Theo lời kể của chị Ngọc, thời gian đầu mới đến làm việc chị được phân làm công việc dọn dẹp. Sau một thời gian làm việc và học hỏi cách chăm sóc thú từ chính những người đồng nghiệp đi trước đã giúp chị dần dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
“Để được làm công việc này, mọi người đều trải qua khóa được đào tạo và tuân thủ đúng nội quy an toàn lao động, tôi cũng vậy”, chị Ngọc cho biết.
Thế nhưng, đối với chị Ngọc điều đó vẫn là chưa đủ, để gắn bó được với nghề đặc biệt này, người công nhân chăm sóc thú nơi đây không chỉ tuân thủ theo nội quy, mà còn phải có một cái tâm yêu nghề, yêu động vật.
Những ngày đầu chuyển qua công việc chăm sóc thú, chị Ngọc rất bỡ ngỡ và không ít lần giật mình bởi tiếng gầm hay những hành động nhảy vồ lên hàng rào của các con quái thú tại nơi đây. Tuy nhiên, chính cách chăm sóc và tình yêu thương động vật của chị Ngọc, đã giúp chị gần gũi được những con vật hung dữ, khiến chúng trở lên thân mật với chị hơn.
“Những con hổ, con gấu hay con sử tử đều có tình cảm như con người. Nếu mình dành tình yêu thương để chăm sóc chúng thì chúng cũng đáp lại bằng những biểu cảm vui mừng, tỏ ra thân thiện với mình”, chị Ngọc phấn khởi chia sẻ.
Hiện tại, khu nhà hổ có 2 “chúa sơn lâm”, đều được tách biệt chuồng. Tại nơi đây, những con hổ đều được chị Ngọc và đồng nghiệp của chị gọi với cái tên thân thương như: Bống, Bi. Còn những con gấu được đặt tên theo các đặc điểm để dễ nhận dạng.
“Thường chúng tôi gọi tên các con gấu theo các đặc điểm riêng mà chúng có. Như con gấu có mũi trắng, thì chúng tôi gọi nó là mũi trắng; con gấu có vết đốm chúng tôi sẽ gọi là đốm…”, chị Ngọc nói.
Ngoài các loài động vật hoang dã, còn có một con sư tử được sinh ra tại đây được gọi tên là Chăm. Hiện tại, Chăm có cân nặng hơn 200kg. Những người đồng nghiệp của chị Ngọc bảo rằng ngày Chăm được sinh ra thì sư tử mẹ mất, khiến ai nấy cũng xót thương.
Kể từ ngày sư tử mẹ mất, chị Ngọc cùng đồng nghiệp thường xuyên thay nhau chăm sóc con vật bé nhỏ tội nghiệp. Từ việc cho bú bình sữa đến vấn đề sức khỏe của hổ con, mọi người dành nhiều thời gian hơn các con vật khác và không ít lần Chăm còn nhảy vào lòng những người công nhân tại nơi đây.
“Trước Chăm bé thì chúng tôi còn bế và chơi cùng được. Giờ Chăm trưởng thành vẫn rất thân thiện với chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn phải để phòng, chỉ đứng ngoài vuốt ve”, chị Ngọc chia sẻ.
Tuy các loài động vật ở nơi đây như gấu, hổ, sư tử đều rất nguy hiểm, nhưng với chị Ngọc và mọi người thì các con vật đều có tình cảm như con người. Không ít lần chị Ngọc xen lẫn vào đám đông đứng phía ngoài chuồng sư tử, nhưng Chăm vẫn nhận ra.
“Có những lần tôi đi ngang qua thì ghé vào chuồng sư tử nhìn cùng mọi người. Tôi nghĩ chắc Chăm không nhận ra, nhưng thấy tôi đứng ngoài, Chăm tỏ ra vui mừng tiếng lại về phía tôi”, chị Ngọc phấn khởi chia sẻ.
Chị Ngọc chia sẻ: “Mặc dù là động vật hoang dã nhưng cũng không tránh được những lần ốm đau. Hổ hay sư tử hay các loài vật khác cũng như con người vậy, nhưng chúng không biết nói mà chúng tôi phải quan sát từ thân hình đến hoạt động, từ đó mowis biết được có bất thường gì về sức khỏe hay không.
Dù gần gũi hàng ngày, chăm từ miếng ăn cho đến chỗ ngủ cho chúng nhưng dù sao thì chúng vẫn là những loài vật ăn thịt, chúng vẫn có bản năng hoang dã nên chúng tôi luôn phải đề phòng”, chị Ngọc chia sẻ thêm.
Bên cạnh việc chăm sóc hổ, sư tử hàng ngày, những người công nhân tại nơi đây vẫn thường xuyên phun thuốc khử khuẩn, phun nước, quẹt dọn sách sẽ từng ngóc ngách để tránh các vật bị bệnh.