Giới chuyên gia Nga cho rằng các biến động trên thị trường Nga có phần "máy móc" do đồng ruble được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát vốn, trong khi cổ phiếu giao dịch với lệnh cấm bán khống.
Giới chuyên gia Nga cho rằng các biến động trên thị trường Nga có phần "máy móc" do đồng ruble được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát vốn, trong khi cổ phiếu giao dịch với lệnh cấm bán khống.
Ngày 29/4, Ngân hàng Trung ương Nga thông báo tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản lần thứ hai liên tiếp, từ mức 17% xuống còn 14%. Mức lãi suất trên được áp dụng từ ngày 4/5 tới.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh ngân hàng này đánh giá những nguy cơ về giá cả leo thang, cũng như những bất ổn tài chính sẽ không còn tiếp tục gia tăng.
Trong phiên giao dịch ngày 29/4, đồng ruble của Nga đã chạm tỷ giá hối đoái so với đồng euro cao nhất trong hơn hai năm qua, đồng thời có xu hướng tiếp tục tăng giá so với đồng USD.
Việc đồng ruble Nga chạm mức cao nhất là nhờ các biện pháp kiểm soát vốn hiện có, cũng như các khoản thanh toán thuế của doanh nghiệp Nga hỗ trợ sắp tới, sau khi Moskva nâng cao vị thế trong tranh chấp khí đốt với châu Âu.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia Nga cho rằng các biến động trên thị trường Nga có phần "máy móc" do đồng ruble được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát vốn, trong khi cổ phiếu giao dịch với lệnh cấm bán khống và các doanh nhân nước ngoài bị cấm chuyển nhượng cổ phần trong các công ty Nga nếu không được sự cho phép của chính phủ nước này.
Vào lúc 09h53 giờ GMT ngày 29/4 (tức 16h53 cùng ngày giờ Việt Nam), đồng ruble đã tăng hơn 1,1% so với đồng euro, lên mức 75,43 ruble đổi 1 euro.
Trước đó, có thời điểm đồng nội tệ Nga giao dịch ở mức 74,05 - mốc hối đoái cao nhất kể từ tháng 3/2020.
Ngoài ra, đồng nội tệ Nga cũng tăng hơn 1,6% so với đồng USD, ở mức 70,92 ruble đổi được 1 USD. Đã từng có thời điểm tỷ giá này là 70,90 - mức cao nhất trong 6 tháng trở lại đây.
Trong một diễn biến khác, Điện Kremlin cùng ngày cho biết đề xuất của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép các quan chức Mỹ thu giữ tài sản của Nga và sử dụng tiền có được từ hoạt động này để hỗ trợ Ukraine - sẽ đồng nghĩa với hành vi chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề nghị Quốc hội nước này chi 33 tỷ USD hỗ trợ Ukraine - một đề nghị cũng sẽ cho phép các quan chức Mỹ thu giữ thêm nhiều tài sản của các nhà tài phiệt Nga - chuyển giao số tiền mặt thu được cho Ukraine khi bán những tài sản này và tăng cường hình sự hóa việc né tránh các lệnh trừng phạt.