Bất chấp sự hoài nghi chung của Điện Kremlin đối với hàng loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, các nhà phân tích tại Ngân hàng Trung ương Nga đã dự đoán về "những cú sốc kinh tế mới" gây ra từ mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu của Nga và lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu thô của nước này.
Liên minh châu Âu, G7 và Australia đã áp đặt giá trần đối với dầu thô của Nga, bắt đầu từ thứ Hai (5/12). Ngoài ra, EU cũng đã cấm tất cả dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga.
Hai biện pháp trừng phạt nói trên có thể "làm giảm đáng kể" hoạt động kinh tế của Nga trong những tháng tới, các nhà phân tích tại bộ phận nghiên cứu và dự báo của Ngân hàng Trung ương Nga cho biết trong một báo cáo vừa được công bố hôm 7/12. Các nhà phân tích cũng nói trước rằng những dự báo của họ có thể khác với lập trường chính thức của Ngân hàng Trung ương Nga.
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, sự bất ổn gây ra từ các biện pháp hạn chế và trừng phạt đã xuất hiện trong bối cảnh nền kinh tế Nga vượt qua "sự suy giảm ngắn hạn" do Tổng thống Vladimir Putin huy động lực lượng cho cuộc chiến ở Ukraine vào tháng 10. Các nhà phân tích của Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng sự phục hồi là các đơn đặt hàng hàng hóa từ chính phủ gia tăng.
Trong khi các hạn chế về giá và nhập khẩu của phương Tây đối với dầu của Nga có thể kìm kẹp các hoạt động kinh tế của nước này trong ngắn hạn, giới phân tích cho rằng hoạt động sản lượng của nước này có thể cũng sẽ giảm trong dài hạn.
Các nhà phân tích cho biết thêm trong báo cáo của họ rằng sản lượng dầu của Nga đã giảm nhẹ trong tháng 10 và động lực của nó trong tương lai "phụ thuộc vào tác động của các biện pháp hạn chế khác nhau từ các quốc gia không thân thiện."
Theo hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow đã lên án biện pháp áp giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga và vẫn đang tìm cách đáp trả các biện pháp trừng phạt này.
Nga đang xem xét một số lựa chọn để chống lại giá trần, bao gồm cấm bán dầu cho một số quốc gia nhất định và đặt mức chiết khấu giá tối đa cho dầu thô Urals hàng đầu của nước này so với dầu Brent, nhật báo kinh doanh Vedomosti của Nga đưa tin hôm thứ Tư, trích dẫn hai nguồn tin thân cận với nội các.
Nga đang xem xét một số lựa chọn để chống lại giá trần, bao gồm cấm bán dầu cho một số quốc gia nhất định và đặt mức chiết khấu giá tối đa cho dầu thô Urals hàng đầu của nước này so với dầu Brent, nhật báo kinh doanh Vedomosti của Nga hôm thứ Tư (7/12) đưa tin, trích dẫn hai nguồn tin thân cận với nội các của Nga.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hồi cuối tuần vừa rồi cho biết giá trần là một "sự can thiệp" có thể gây ra "sự bất ổn, thiếu nguồn năng lượng và giảm đầu tư" trên thị trường, hãng thông tấn Itar-Tass của Nga đưa tin.
Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) hồi đầu tuần cho biết mức giá trần đã gây ra sự gián đoạn vận chuyển khi các tàu chở dầu đang bị dồn lại ở ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vì Ankara đang yêu cầu giấy tờ chứng minh rằng các tàu này đã được bảo hiểm đầy đủ.
Theo lệnh trừng phạt của EU, liên minh này nghiêm cấm việc cung cấp, trực tiếp hoặc gián tiếp các hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ môi giới hoặc tài chính hoặc hỗ trợ tài chính, liên quan đến việc mua bán, môi giới hoặc vận chuyển, kể cả thông qua chuyển giao từ tàu này sang tàu khác, sang các nước thứ ba dầu thô hoặc những sản phẩm dầu mỏ …có nguồn gốc từ Nga hoặc đã được xuất khẩu từ Nga.
Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ của Nga được bán ở mức hoặc thấp hơn ngưỡng 60 USD/1 thùng sẽ được miễn trừ khỏi những hạn chế nói trên.
EU tuyên bố các tàu cố tình chở dầu của Nga được bán trên giá trần sẽ phải đối mặt với các hậu quả, chẳng hạn như lệnh cấm bảo hiểm của EU, tài chính và dịch vụ liên quan đến các tàu treo cờ của nước thứ ba. Nếu một tàu của EU vi phạm quy định, nó có thể bị trừng phạt theo luật pháp quốc gia của mỗi quốc gia thành viên.
Ông Lê Anh Văn, Phó Giám đốc Công ty con của CTCP Phú Tài (HOSE: PTB) đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Phú Tài - ông Lê Vỹ mới đây đã bán ra 55.000 cổ phiếu PTB.
Sau khi ông Huỳnh Ngọc Huy từ chức, ông Nguyễn Đức Thụy (hay còn được gọi là bầu Thụy) được bầu làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HOSE: LPB).
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới - Nhật Bản có khả năng rơi vào suy thoái trong năm 2023, Capital Economics mới đây đã dự báo như vậy. Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh lạm phát ở Nhật Bản đã leo lên mức cao nhất trong hơn 4 thập kỷ vào tháng 10, do đồng yên suy yếu mạnh và áp lực chi phí nhập khẩu.
Trong công văn mới đây gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng thống nhất quan điểm là không giải cứu thị trường bất động sản, doanh nghiệp bất động sản mà chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tái cấu trúc...
Các nhà đầu tư lớn và nhỏ đang xếp hàng để rút tiền ra khỏi các quỹ bất động sản, dấu hiệu mới nhất cho thấy lãi suất tăng cao đang đe dọa đến lĩnh vực bất động sản thương mại.
Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.