Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Kiến nghị những bất cập

Thứ hai, 23/01/2023 | 06:59 Theo dõi CFĐT trên

Theo đó, HoREA đề nghị quy định trường hợp chủ đầu tư chuyển nhượng dự án, một phần dự án bất động sản mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) với Nhà nước đối với dự án, phần dự án chuyển nhượng thì bên nhận chuyển nhượng dự án chịu trách nhiệm thực hiện hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

HoREA đề nghị thống nhất nhận thức coi chuyển nhượng dự án, một phần dự án là hoạt động kinh doanh “bình thường” của doanh nghiệp thuộc “quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh” của doanh nghiệp đã được quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014, 2020. 

Có ý kiến cho rằng nếu cho phép chuyển nhượng dự án “thông thoáng” thì một dự án có thể chuyển nhượng nhiều lần sẽ dẫn đến làm “đội giá” nhà ở, hoặc doanh nghiệp “lợi dụng xí phần” dự án rồi chuyển nhượng “kiếm chênh lệch giá, thu lợi bất chính”, Hiệp hội nhận thấy không đáng quan ngại vì trong nền kinh tế thị trường thì giá cả do các quy luật thị trường quyết định, không phải do ý chí chủ quan của doanh nghiệp và Nhà nước có nhiều công cụ để kiểm soát, quản lý thị trường bất động sản.  

Hơn nữa, khi chuyển nhượng dự án, một phần dự án thì doanh nghiệp phải nộp thuế, khắc phục tình trạng “chuyển nhượng chui, nấp bóng” dưới hình thức chuyển nhượng cổ phần, thay đổi cổ đông, chuyển nhượng doanh nghiệp (thực chất là chuyển nhượng dự án) có thể làm thất thu, thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước và làm giảm tính minh bạch của thị trường bất động sản.

Khoản 1 Điều 10 Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội khóa 14 “thông thoáng, hợp lý” hơn so với khoản 2 Điều 41 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đo khoản 1 Điều 10 Nghị quyết 42/2017/QH14 không yêu cầu bên chuyển nhượng dự án, một phần dự án là tài sản bảo đảm là nợ xấu phải “đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) với Nhà nước”.  

Hiệp hội nhận thấy, trường hợp dự án đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chủ đầu tư chuyển nhượng chắc chắn đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Trường hợp dự án chỉ có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có 02 trường hợp xảy ra: (i) Chủ đầu tư chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận; (ii) Chủ đầu tư chuyển nhượng chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước nên chưa được cấp Giấy chứng nhận.

Cũng theo HoREA, pháp luật về đất đai quy định chủ đầu tư dự án chỉ được cấp Giấy chứng nhận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và nghĩa vụ tài chính này chỉ thực hiện một lần. Hơn nữa, bên nhận chuyển nhượng dự án thường là các tổ chức kinh tế có năng lực tài chính nên hoàn toàn có thể bổ sung quy định bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này và không có “nguy cơ” làm thất thu, thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước.

Trên cơ sở đó, Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 41 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), như sau:

“2. Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có quyết định giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) với Nhà nước đối với dự án, phần dự án chuyển nhượng mà không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng. Trường hợp chủ đầu tư chuyển nhượng chưa thực hiện hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì chủ đầu tư nhận chuyển nhượng dự án, một phần dự án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thay cho bên chuyển nhượng”.

Đ.Hoài
Theo VnMedia.vn Copy
“2023 sẽ là năm có nhiều điều chỉnh của thị trường bất động sản”

“2023 sẽ là năm có nhiều điều chỉnh của thị trường bất động sản”

Trao đổi với chúng tôi, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, 2023 sẽ là một năm nhiều thách thức và khó khăn đối với thị trường bất động sản khi đứng trước các yếu tố bất khả kháng từ bên ngoài và những sự điều chỉnh cần thiết với thị trường vốn.
Thị trường bất động sản năm 2022- những vấn đề nổi cộm

Thị trường bất động sản năm 2022- những vấn đề nổi cộm

Năm 2022 khép lại với nhiều biến động của thị trường bất động sản. Cùng VnMedia điểm lại một vài sự kiện đáng chú ý trong năm 2022.
Hà Nội: Căn hộ được mở bán giảm trong quý 4/2022

Hà Nội: Căn hộ được mở bán giảm trong quý 4/2022

Trong Quý 4/2022, thị trường ghi nhận có 2.110 căn hộ được mở bán, giảm 29% so với quý 3 và 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của sự thâm hụt này là do Chính phủ kiểm tra chặt chẽ hơn việc phát hành trái phiếu và thắt chặt tín dụng dẫn đến việc cả người mua và nhà đầu tư đều ngần ngại đưa ra quyết định hoặc giao dịch trong nửa cuối năm nay.
Brazil và Argentina bắt đầu kế hoạch chuẩn bị cho đồng tiền chung

Brazil và Argentina bắt đầu kế hoạch chuẩn bị cho đồng tiền chung

Bộ trưởng Tài chính Argentina Sergio Massa cho biết các bên sẽ đưa ra quyết định chính thức về việc bắt đầu nghiên cứu những tham số cần thiết cho một đồng tiền chung.
Thơ Nguyễn Văn Long: Mùa Xuân Vào Làng Phố Yêu Thương

Thơ Nguyễn Văn Long: Mùa Xuân Vào Làng Phố Yêu Thương

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Hà Nội: Khởi tố nhóm đối tượng trộm cắp và tiêu thụ xe gian

Hà Nội: Khởi tố nhóm đối tượng trộm cắp và tiêu thụ xe gian

Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa (TP Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thành Nhân (SN: 1991; trú tại : Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội ) về Tội trộm cắp tài sản và Trần Quốc Thắng (SN: 1978; trú tại : Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp