Lô hàng vải thiều Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp

Chủ nhật, 13/06/2021 | 18:32 Theo dõi CFĐT trên
Lô hàng vải thiều Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp
Lô hàng vải thiều Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp

Ông Vũ Anh Sơn – Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài suốt hơn một năm qua và đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam, đơn hàng vải thiều tới từ một đối tác uy tín tại Pháp đã xóa bỏ những nghi ngờ về năng lực cung cấp của Việt Nam, khẳng định thương hiệu, cũng như chất lượng quả vải Việt Nam nói riêng và hàng Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.

Với tem truy xuất nguồn gốc itrace247 của Cục Xúc tiến thương mại, người tiêu dùng tại Pháp không những có thể ngay lập tức tiếp cận với thông tin sơ bộ về nhà xuất khẩu, quy trình chế biến hay các chứng nhận chất lượng của nhà xuất khẩu, mà toàn bộ lịch trình chi tiết từ quá trình nuôi trồng, chăm sóc thu hoạch hay đóng gói đều được hiển thị rõ ràng theo trình tự thời gian.

Với xu thế mới trên thế giới hiện nay là tiêu dùng có trách nhiệm, những gì tem truy xuất nguồn gốc itrace247 mang lại không chỉ đáp ứng được xu thế tiêu dùng mới ở việc minh bạch thông tin, thiết lập mối liên kết từ trang trại tới bàn ăn, mà còn mang lại hình ảnh về chính sách quản lý có chiến lược và trách nhiệm của Việt Nam.

=> Xem thêm: Chỉ trong 40 phút livestream, một nông dân Bắc Giang bán được 8 tấn vải thiều

Ông Vũ Anh Sơn chia sẻ, quá trình phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam và nhà nhập khẩu Pháp để đưa vải thiều Việt Nam sang Pháp cũng gặp khá nhiều khó khăn. Do dịch Covid-19, khâu kết nối doanh nghiệp vướng một số vấn đề như không có hàng mẫu để chào hàng tới nhà nhập khẩu, khách hàng Pháp không trực tiếp sang được Việt Nam để kiểm tra vùng trồng và chất lượng quả vải…

Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực quảng bá, giới thiệu, kết nối bằng phương pháp trực tuyến,  sự kiên trì kết nối doanh nghiệp hai nước cũng như uy tín của Thương vụ Việt Nam tại Pháp, trên cơ sở phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại tuyển lựa doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu có năng lực, đơn hàng xuất khẩu trái vải thiều Việt Nam, xuất xứ từ vùng trồng Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã được Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Rồng Đỏ đưa sang Pháp thành công và sẽ có mặt trên kệ hàng của hệ thống siêu thị Á Châu tại Paris.

=> Xem thêm: Khoảng 100 tấn vải thiều Việt Nam dự kiến sẽ sang các bang Nam Úc và Tây Úc

Cùng chuyến với lô hàng thương mại này, theo tư vấn của Cục Xúc tiến thương mại, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Rồng Đỏ cũng chuyển tới Thương vụ Việt Nam tại Pháp một số lượng hộp vải mẫu để phục vụ công tác quảng bá tại thị trường Pháp.

Lô hàng đặc sản vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 do Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương phát triển
Lô hàng đặc sản vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 do Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương phát triển

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhận định, công tác quảng bá về trái vải Việt Nam tại thị trường Pháp nói riêng và EU nói chung hết sức quan trọng. Hiện chưa nhiều người Pháp biết đến hương vị thơm ngon đặc trưng của trái vải thiều Việt Nam.

Do đó, Cục Xúc tiến thương mại đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Pháp cùng nhiều Thương vụ Việt Nam tại khu vực thị trường EU để thiết kế, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá trái vải cũng như nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm tiềm năng và triển vọng khác của Việt Nam tại EU.

Tổng dung lượng thị trường Châu Âu đối với trái vải nhập khẩu được ước tính vào khoảng 20.000 đến 25.000 tấn mỗi năm. Ma-đa-gát-xca là nhà cung cấp vải lớn nhất cho Châu Âu, với nguồn cung các loại trái cây ngoại lai (chủ yếu là vải) là hơn 15,5 nghìn tấn, phần lớn dành cho thị trường Pháp.

Lô hàng vải thiều Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp
Lô hàng vải thiều Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp

Trước năm 2017, phần lớn trái vải được nhập khẩu qua cảng biển của Bỉ nhưng sau khi Pháp có đường vận chuyển trực tiếp, lượng nhập khẩu vải qua Bỉ đã giảm từ 14 nghìn tấn (2016) xuống còn 7 nghìn tấn (2017). Hiện nay, Pháp là thị trường nhập khẩu vải lớn thứ 2 sau Hà Lan và là thị trường đầu vào cho Châu Âu. Một phần không nhỏ vải nhập khẩu vào Pháp thông qua đường hàng không.

Số liệu nêu trên cho thấy tiềm năng cho trái vải Việt Nam tại thị trường Pháp rất lớn. Cho tới nay, vải Việt Nam mặc dù vẫn đang được nhập vào Pháp nhưng đều qua các kênh nhập khẩu số lượng nhỏ, nhập khẩu chung với các loại trái cây khác hoặc đưa vào Pháp từ các nước Châu Âu khác có điều kiện nhập khẩu ít ngặt nghèo hơn và gần như chưa được phân phối tại các hệ thống siêu thị lớn tại Pháp.

Trong bối cảnh đó, lô hàng gần 1 tấn vải thiều đầu tiên có gắn tem truy xuất nguồn gốc do Cục Xúc tiến thương mại phát triển được nhập khẩu chính ngạch qua đường hàng không vào Paris có ý nghĩa “khai thông” quan trọng cho trái vải nói riêng và nông sản Việt chất lượng cao nói chung.

=> Xem thêm: Lần đầu vải thiều Thanh Hà lên sàn thương mại điện tử Lazada

Dự kiến, trong tháng vải này, mỗi tuần sẽ có đơn hàng tương tự được nhập khẩu vào Pháp để thăm dò thị trường và hướng tới kế hoạch nhập khẩu hơn 10 tấn qua đường hàng không và đường biển cho năm 2022, nếu như doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể đảm bảo được chất lượng.

Về kế hoạch sắp tới để đưa nhiều hơn nữa các mặt hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Pháp và EU, tiếp tục phát huy kết quả đạt được, Thương vụ Việt Nam tại Pháp sẽ phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại đẩy mạnh tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu tại Pháp và EU, mở ra cơ hội cho không chỉ mặt hàng nông sản mà các sản phẩm chất lượng khác của Việt Nam được quảng bá rộng rãi tới người tiêu dùng tại Pháp và EU.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Chỉ trong 40 phút livestream, một nông dân Bắc Giang bán được 8 tấn vải thiều

Chỉ trong 40 phút livestream, một nông dân Bắc Giang bán được 8 tấn vải thiều

Một sàn thương mại điện tử mới đây đã tổ chức cho bà con nông dân Bắc Giang livestream "chốt đơn" tại vườn trong quy mô chương trình “Chung tay ủng hộ vải Lục Ngạn, Bắc Giang”. Bất ngờ, 8 tấn vải thiều đã được bán hết veo chỉ trong 40 phút livestream.
Phạt 2 cá nhân liên quan tới vụ tung tin vải thiều bị ép giá 2.000 đồng/kg

Phạt 2 cá nhân liên quan tới vụ tung tin vải thiều bị ép giá 2.000 đồng/kg

Mới đây, Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt đối với 2 cá nhân liên quan tới vụ tung tin vải thiều bị ép giá 2.000 đồng/kg.
Khoảng 100 tấn vải thiều Việt Nam dự kiến sẽ sang các bang Nam Úc và Tây Úc

Khoảng 100 tấn vải thiều Việt Nam dự kiến sẽ sang các bang Nam Úc và Tây Úc

Trong tuần qua, Thương vụ Việt Nam tại Úc đã làm việc với các nhà nhập khẩu quả vải để thống nhất thực hiện kế hoạch nhập khoảng 100 tấn vải thiều Việt Nam sang các bang Nam Úc và Tây Úc. Đối với các bang còn lại, Thương vụ đang tiếp tục kết nối giao thương, căn cứ vào tình hình vận chuyển.
Có 200 triệu nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay đầu tư tài chính, bất động sản trong thời điểm này?

Có 200 triệu nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay đầu tư tài chính, bất động sản trong thời điểm này?

200 triệu không phải là số tiền quá lớn nhưng cũng không hề nhỏ, nhất là với những bạn trẻ mới đi làm. Vậy nếu đang sở hữu số tiền 200 triệu trong tay thì nên gửi ngân hàng hay đầu tư tài chính, bất động sản trong thời điểm này?
Thêm 53 ca mắc Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM

Thêm 53 ca mắc Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM

Trưa ngày 13/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM cho biết, hiện số nhân viên của bệnh viện mắc Covid-19 đã lên đến con số 53 trường hợp (trong đó 22 ca đã công bố), tập trung tại các phòng ban khối hậu cần của bệnh viện.
Ôm đống nợ 305 tỷ USD, tập đoàn Trung Quốc này hiện là công ty BĐS nặng nợ nhất thế giới

Ôm đống nợ 305 tỷ USD, tập đoàn Trung Quốc này hiện là công ty BĐS nặng nợ nhất thế giới

Với 1,95 nghìn tỷ NDT (tương đương 305 tỷ USD) nghĩa vụ nợ, Evergrande của tỷ phú Hui Ka Yan là công ty bất động sản nặng nợ nhất thế giới.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp