Lạm phát của Vương quốc Anh giảm với tốc độ mạnh nhất trong 16 tháng xuống còn 10,7% trong tháng 11 do đà tăng giá của mặt hàng quần áo và xăng dầu bắt đầu suy giảm trong bối cảnh lo ngại về một cuộc suy thoái kéo dài.
Lạm phát của Vương quốc Anh giảm với tốc độ mạnh nhất trong 16 tháng xuống còn 10,7% trong tháng 11 do đà tăng giá của mặt hàng quần áo và xăng dầu bắt đầu suy giảm trong bối cảnh lo ngại về một cuộc suy thoái kéo dài.
Hầu hết các nhà phân tích của Trung tâm tài chính London trước đó dự đoán chỉ số tăng giá hàng năm của tháng 11 sẽ giảm về mức 10,9% từ 11,1% trong tháng 10.
Tuy nhiên, cho dù tăng với tốc độ chậm nhưng xu hướng leo thang của giá cả và chi phí sẽ ngày càng tạo thêm áp lực lên các quan chức Chính phủ, buộc họ phải tăng lương trong khu vực công để thu hẹp khoảng cách giữa thu nhập và giá cả.
Chỉ số giá bán lẻ, thước đo lạm phát được hầu hết các nghiệp đoàn sử dụng làm cơ sở để yêu cầu tăng lương hàng năm, chỉ giảm nhẹ từ 14,2% xuống 14% trong tháng 11.
Bên cạnh đó, dự báo về một cuộc suy thoái kéo dài đến cuối năm 2023 đã khiến giá dầu thô giảm kể từ năm ngoái, kéo theo chi phí vận chuyển giảm. Trong khi đó, tình hình chi phí quần áo tăng cao đã bắt đầu suy giảm, buộc các nhà bán lẻ ở châu Âu và Mỹ phải tăng kho dự trữ khi người tiêu dùng cắt giảm mua sắm.
Giá nhiên liệu tăng 17,2% trong năm tính đến tháng 11/2022, giảm từ mức tăng 22,2% trong năm tính đến tháng 10, trong khi giá quần áo và giày dép tăng 7,5% – giảm từ mức 8,5% trong tháng 10.
Giá ô tô cũ cũng góp phần làm giảm lạm phát khi giảm 5,8% từ đầu năm đến tháng 11 vừa qua sau khi tăng lên 31% trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3/2022.
Xem thêm: Fed tuyên bố cuộc chiến lạm phát chưa kết thúc, sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất
Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cho biết chi phí dịch vụ du lịch, khách sạn và ăn uống nhà hàng đóng vai trò lớn nhất trong việc khiến giá các dịch vụ này tăng cao hơn trong tháng 11 lên 10,2% từ mức 9,6% trong tháng 10.
Các quan chức của Ngân hàng Anh dự kiến sẽ chịu áp lực mạnh mẽ về việc tăng lãi suất trong cuộc họp vào ngày hôm nay để thiết lập lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương. Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) được dự đoán sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm lên 3,5%.
Các thành viên MPC lo ngại rằng, lạm phát hai con số sẽ gây ra làn sóng đòi lương cao, dẫn đến một đợt tăng giá tiếp theo vào năm tới.
Cho đến nay, số liệu về yêu cầu trả lương trong khu vực tư và công trung bình chỉ là 4%, dẫn đến mức sống trung bình giảm mạnh.
Jack Leslie, nhà kinh tế cấp cao tại tổ chức nghiên cứu Resolution Foundation, nhận định: “Nước Anh hiện có thể đã vượt qua đỉnh lạm phát, đây là tin tốt cho các nhà hoạch định chính sách ở cả Ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính khi họ phải vật lộn với lãi suất và nợ công tăng cao”.
Thế nhưng, ông lại lo ngại mức tăng giá vượt xa mức tăng lương sẽ khiến cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt sẽ tiếp tục trầm trọng hơn vào năm 2023.
Song, Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt dự đoán kinh tế Anh sẽ trở nên tồi tệ hơn nữa trước khi được cải thiện. Ông này lý giải nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát cao ở các nước châu Âu là do hậu quả của đại dịch Covid19, đồng thời khẳng định giảm lạm phát để tăng tiền lương cho người lao động là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Anh.
Xem thêm: Trung Quốc: Lạm phát thấp - cơ hội để nới lỏng chính sách tiền tệ