Đối với giới đầu tư đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng lạm phát gia tăng, một năm vốn đã rất tệ nay lại trở nên tồi tệ hơn.
Đối với giới đầu tư đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng lạm phát gia tăng, một năm vốn đã rất tệ nay lại trở nên tồi tệ hơn.
Khi giá cổ phiếu giảm và trái phiếu lao dốc mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua, việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt đã khiến một số tài sản nhất định trên thị trường trở thành nơi trú ẩn an toàn và sinh lời đối với nhiều người.
Tuy nhiên, những nơi “ẩn náu” sinh lời cũng đang dần biến mất.
Nguyên nhân được cho là bởi lạm phát lõi tăng không ngừng, khiến Fed phải nâng lãi suất cơ bản mạnh tay nhất trong nhiều thập kỷ qua. Điều này ảnh hưởng xấu đến diễn biến giá trị của tất cả các loại tài sản.
Theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania và Đại học Hồng Kông, cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa cũng như các quỹ đầu tư bất động sản đều rơi vào trạng thái lỗ khi lạm phát lõi bật tăng.
Nikolai Roussanov, Giáo sư Tài chính tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết: “Trong 6 tháng đầu năm nay, thời gian tốc độ gia tăng của lạm phát giá năng lượng và thực phẩm nhanh hơn lạm phát lõi chính là lúc giá hàng hóa tăng cao và đồng thời trở thành “bức tường” ngăn chặn lạm phát hiệu quả. Tuy nhiên, khi giá năng lượng giảm, mối quan hệ này đảo chiều, giá hàng hóa nói chung không còn giữ tốt vai trò ngăn chặn lạm phát”.
Bên cạnh đó, sự thay đổi này càng khiến thị trường tài chính toàn cầu ngày một xấu đi, vốn đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề khi các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu thực hiện chính sách tiền tệ.
Ngày 13/9, Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng lõi tháng 8/2022 tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là đầu tiên kể từ tháng 3 năm nay, chỉ số này mới tăng mạnh đến vậy.
Các biện pháp siết chặt chính sách mạnh tay như vậy khiến cho nhiều người dự báo về khả năng chững lại đáng kể của nền kinh tế, gây tổn hại nặng nề đến lợi nhuận doanh nghiệp và nhu cầu của nhiều loại hàng hóa như dầu.
Đối với thị trường chứng khoán, chỉ tính riêng trong phiên 13/9, chỉ số S&P 500 giảm hơn 4% sau khi báo cáo lạm phát được công bố. Chốt tuần, chỉ số này mất gần 5% giá trị.
Xem thêm: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi bất chấp lạm phát toàn cầu tăng cao
Ở chiều ngược lại, chỉ số đồng USD là điểm sáng hiếm hoi giữa bức tranh “xám xịt” của nền kinh tế khi giá trị đồng tiền này đi lên khi lãi suất lên cao.
Theo Roussanov và các nhà nghiên cứu khác, sự thay đổi trên thị trường hàng hóa phù hợp với những gì ta đã thấy kể từ đầu những năm 1960. Dựa trên một nghiên cứu tương tự bởi các nhà nghiên cứu từ quỹ đầu tư Man Group và đại học Duke, cả cổ phiếu và trái phiếu đều tăng trưởng kém trong bối cảnh lạm phát leo thang, còn hàng hóa là loại tài sản thường có mức tăng trưởng tốt khi lạm phát cao.
Giám đốc danh mục đầu tư của Man Group, ông Teun Draaisma, cho biết: “Toàn thị trường và toàn thế giới đang dịch chuyển từ thời kỳ lạm phát cao sang giai đoạn lạm phát thấp hơn”.
Sự dịch chuyển này sẽ giúp các nhà đầu tư chuẩn bị sẵn tâm lý cho khả năng tăng trưởng kinh tế chững lại hoặc suy thoái kinh tế. Các quỹ ETFs hàng hóa trên quy mô rộng dự kiến sẽ chứng kiến các đợt rút tiền liên tiếp với giá trị ước tính khoảng 17 tỷ USD tính từ đầu tháng 5/2022.
Xem thêm: Thị trường cổ phiếu và trái phiếu “rung chuyển” khi kỳ vọng Fed tăng lãi suất gia tăng