Theo thông tin từ NHNN, trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục phức tạp, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đã giao Hiệp hội Ngân hàng vận động sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng để giảm lãi suất cho vay với những mức cụ thể ngay trong tháng 7 này.
Theo Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 của Chính phủ, ban hành ngày 29/6/2021, Chính phủ giao NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp về tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Thực tế, doanh nghiệp đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ doanh nghiệp rút khỏi thị trường không nhỏ do sức chống chịu không còn. Nhà nước đã và đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, ngành Ngân hàng được xem là một kênh hỗ trợ doanh nghiệp rất tích cực.
Vì thế, theo Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú, trong năm 2021 cần có những hỗ trợ mạnh mẽ, tích cực và trách nhiệm hơn nữa của tất cả ngân hàng, trong đó có việc cơ cấu lại các khoản nợ, hỗ trợ lãi suất theo tinh thần hài hòa giữa mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn và bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Sắp tới, NHNN sẽ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ.
Được biết, đầu tuần tới, các ngân hàng sẽ có thêm 1 cuộc họp với cơ quan quản lý để thảo luận về các bước đi tiếp theo khi thực hiện giảm lãi suất.
Kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, các ngân hàng đã nhiều đợt giảm lãi suất cho cả dư nợ mới và dư nợ hiện hữu để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trước những khó khăn do dịch bệnh.
Theo thông tin từ NHNN, tính đến ngày 31/5, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 257.602 khách hàng với dư nợ 336.663 tỷ đồng; miễn giảm, hạ lãi suất cho 676.690 khách hàng với dư nợ hơn 1,27 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến tháng 6/2021 là hơn 3,5 triệu tỷ đồng.
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay hiện giảm khoảng 0,3%/năm so với tháng 12/2020. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND thuộc một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm. Lãi suất cho vay USD bình quân ở mức 3,0-6,0%/năm.
Lãi suất trái phiếu khu vực Đông Á mới nổi phân hóa do những yếu tố thị trường cụ thể, trong khi sự không chắc chắn về đại dịch do Covid-19 và những quan ngại về áp lực lạm phát dẫn tới tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
VAFI cho rằng mức lãi suất tiền gửi trung và dài hạn ở Việt Nam hiện "rất cao" so với nhiều nước, dẫn đến lãi suất cho vay cũng gấp 2-3 lần nên vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ nêu đề xuất với nội dung hạ dần lãi suất tiền gửi VND về mức 0%/năm.
Vào hôm 22/6, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tái khẳng định cam kết của ngân hàng trung ương này về thúc đẩy sự phục hồi “trên diện rộng và bao trùm” của thị trường việc làm và sẽ không tăng lãi suất quá nhanh chỉ vì nỗi lo lạm phát.
Thảm hoạ sập tòa chung cư 12 tầng Champlain Towers South ở bang Florida (Mỹ) xảy ra đã nửa tháng nhưng công tác tìm kiếm cứu hộ diễn ra chậm và vẫn chưa thể kết thúc.
Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.