Bối cảnh lãi suất tăng cao, tốc độ tăng trưởng sụt giảm và sự thay đổi trong cái nhìn của mọi người về Big Tech đang khiến giới đầu tư “đứng ngồi không yên”, liên tục đặt ra câu hỏi liệu rằng thời kỳ vàng son của Thung lũng Silicon có phải sắp kết thúc không?
Việc sa thải quá nhiều nhân sự tại Snapchat, định giá Meta và Apple lao dốc cùng với xu hướng đóng băng tuyển dụng tại các công ty Big Tech khác đã khiến nhiều người nghi vực về kỷ nguyên Thung lũng Silicon.
Các chuyên gia cho rằng, đáp án cho câu hỏi trên là rất phức tạp.
Ngành công nghiệp công nghệ đã có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong một thời gian khi đại dịch Covid-19 khiến mọi người trên toàn cầu phải làm việc trực tuyến, mua sắm online. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng công nghệ bùng nổ.
Thế nhưng, sự bùng nổ đó, đi kèm với mức lương và đặc quyền thu hút người lao động, dường như đang chậm lại.
Margaret O'Mara, Giáo sư tại Đại học Washington và là tác giả của “The Code: Silicon Valley and the Remaking of America”, cho biết: “Bữa tiệc này không thể diễn ra mãi mãi. Theo nhiều cách, chúng tôi chỉ đang trở lại bình thường sau một cuộc chạy đua lớn mà trong đó mọi thứ đã thay đổi”.
Trước đây, môi trường lãi suất thấp đã thúc đẩy sự bùng nổ công nghệ cùng làn sóng của các “kỳ lân” mới. Những công ty được định giá trên 1 tỷ USD “mọc lên như nấm”, bao gồm Airbnb và Uber, với mức định giá lần lượt là 47 tỷ USD và 82 tỷ USD trong lần IPO đầu tiên.
Tuy nhiên, lãi suất thay đổi đã khiến các nhà đầu tư trở nên “thận trọng hơn nhiều”.
Không những thế, lần IPO thất bại của WeWork khi mức định giá giảm phi mã từ 47 tỷ USD xuống chỉ còn vài tỷ USD cũng khiến tốc độ tăng trưởng của các Big Tech chậm lại.
Theranos, công ty xét nghiệm máu của “siêu lừa” Elizabeth Holmes cũng “góp phần” cho sự sụp đổ này sau khi giới đầu tư nhận ra mình bị lừa về công nghệ và quy trình xét nghiệm.
Những câu chuyện như vậy, cùng với sự giám sát chặt chẽ hơn về ngành công nghệ nói chung trong thập kỷ qua, bao gồm cả những tiết lộ của người tố giác chống lại Facebook và những ám chỉ công khai của các CEO công nghệ đã và đang làm lung lay hình ảnh của Thung lũng Silicon.
Các nhà lập pháp và các cơ quan Liên bang của Mỹ hiện đã vào cuộc. Với hành động ngày càng quả quyết của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Quốc hội Mỹ, Big Tech có khả năng phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có tiền lệ.
Nhận thức của công chúng về công nghệ nói chung cũng đã thay đổi với mức tăng từ 51% hồi năm 2018 lên đến 68% người Mỹ nói rằng, họ tin các công ty công nghệ có quá nhiều quyền lực và sức ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế.
Hơn nữa, mô hình kinh doanh của Thung lũng Silicon giờ đây không còn là miền đất hứa cho những nhân tài công nghệ chỉ biết chạy theo xu hướng.
Quy mô hoạt động của nó cũng đang thay đổi và dần mở rộng ra ngoài phía nam San Francisco. Đại dịch Covid-19 khiến Vùng Vịnh trở thành điểm đến mới và thu hút một số gã khổng lồ, trong đó có công ty sản xuất ô tô điện Tesla.
Chuyên gia Brent Williams của công ty tuyển dụng Michael Page cho biết: “Đại dịch đã thay đổi toàn bộ cuộc trò chơi. Các công ty giờ đây, để chiêu mộ nhân tài sẽ phải cạnh tranh với cả trung tâm công nghệ ở Vùng Vịnh và trên toàn nước Mỹ. Các ông lớn công nghệ phải giữ chân nhân viên bằng cách trả lương bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. Họ hứa hẹn số tiền này sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của công ty”.
Sự thay đổi này đi cùng với sự gia tăng xu hướng làm việc tại nhà sẽ khiến các ông lớn “thất thoát” một khoản đáng kể khi những doanh nghiệp này đầu tư một khoản tiền rất lớn vào khuôn viên làm việc, cung cấp nhiều chế độ ưu đãi cho nhân viên như đưa đón đến nơi làm việc cũng như các bữa ăn đầy đủ và thịnh soạn.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn mà Thung lũng Silicon đang gặp phải, Giáo sư kinh tế Nicholas A Bloom của Stanford vẫn lạc quan rằng khu vực này vẫn sẽ “vững chãi” bởi nơi đây đã trải qua nhiều chu kỳ, bao gồm cuộc suy thoái hồi năm 2001 và 2008 và vẫn phục hồi mạnh mẽ”.
Đồng quan điểm, giáo sư Margaret O’Mara cũng cho rằng sẽ không nhiều công ty rời khỏi Thung lũng vì nơi đây có những đặc điểm riêng biệt không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng việc Châu Âu quay lưng lại với năng lượng của Nga sẽ dẫn đến “những hậu quả không thể chấp nhận” đối với Liên minh châu Âu.
Nguyễn Kiên Quyết (sinh năm 1982, trú tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam) đã bị cảnh sát triệu tập để làm rõ những thông tin thất thiệt Quyết phát tán trên mạng khiến nhiều người dân nghe theo đi rút tiền tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Sau khi dừng ở mốc 1.695 USD/ounce tại phiên giao dịch New York cuối tuần, giá vàng thế giới sáng nay, 10/10 tại phiên giao dịch châu Á đã tăng nhẹ trở lại. Ở thời điểm này, giá vàng đang đươc giao dịch ở khoảng 1.696 - 1.697 USD/ounce.
UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra các vi phạm trong việc tách thửa, phân lô, bán nền làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.
Liên quan đến việc các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu liên tục kêu càng bán, càng lỗ vì mức chiết khấu thấp, sau Bộ Công Thương thì ngày 7/10, Bộ Tài Chính cũng đã chính thức ra Thông báo về chi phí định mức trong giá cơ sở xăng dầu.
Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.