Khủng hoảng cát toàn cầu đang diễn ra trầm trọng như thế nào?

Thứ ba, 09/03/2021 | 13:35 Theo dõi CFĐT trên

Cát là một trong những mặt hàng quan trọng nhưng ít khi được đánh giá cao. Nhu cầu cát được dự báo sẽ tiếp tục tục tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang dần cạn kiệt, khủng hoảng cát toàn cầu đang diễn ra ở mức độ trầm trọng.

Khủng hoảng cát toàn cầu đang diễn ra trầm trọng như thế nào
Khủng hoảng cát toàn cầu đang diễn ra trầm trọng như thế nào

Tài nguyên cát đang dần cạn kiệt

Theo CNBC, hầu như mọi thứ trong xã hội đều được xây dựng từ cát, đây là vật liệu thô tiêu dùng quan trọng bậc nhất thế giới sau tài nguyên nước. Và cát cũng là vật liệu chủ yếu trong xây dựng cầu, đường xá, tàu cao tốc hay thậm chí các dự án cải tạo đất đai. Các nguyên liệu như cát, đá, sỏi được trộn cùng nhau để sản xuất ra kính sử dụng cho cửa sổ, màn hình máy tính, điện thoại thông minh. Ngay cả việc sản xuất con chíp silicon cũng sử dụng bởi cát.

Tuy nhiên, thế giới lại đang đối mặt với cuộc khủng hoảng cát cực kỳ nghiêm trọng. Theo các nhà khoa học về khí khậu, đây là một trong những thách thức lớn về bền vững của thế kỷ XXI.

"Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi nhận thức về cát", nhà khoa học về khí hậu trong Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) Pascal Peduzzi nói trong một hội thảo do tổ chức nghiên cứu Chatham House tổ chức mới đây.

Theo ông Pascal Peduzzi, hiện là giám đốc Cơ sở Dữ liệu Thông tin về Tài nguyên Toàn cầu của UNEP, hiện tại không thể đo chính xác lượng cát được dùng trên toàn cầu. Tuy nhiên, con số này có thể được tính toán dựa vào mối tương quan giữa cát và xi măng. Liên Hợp Quốc ước tính sản lượng xi măng toàn cầu là 1,4 tỷ tấn và chủ yếu đến từ Trung Quốc với 58%.

Lượng cát và sỏi được sử dụng trên toàn cầu cao gấp 10 lần so với lượng xi măng. Điều này đồng nghĩa rằng chỉ riêng trong hoạt động xây dựng thì thế giới tiêu thụ gần 40-50 tỷ tấn cát mỗi năm. Lượng cát được sử dụng trên toàn cầu đã tăng gấp 3 lần trong hai thập kỷ qua và chủ yếu bắt nguồn từ tốc độ đô thị hóa chóng mặt. Con số này vượt xa nguồn cung cát tự nhiên, nguồn cát vốn được tạo ra từ quá trình phong hóa đá.

Cát có mặt ở khắp mọi nơi, cát phủ trắng các sa mạc và các đường bờ biển khắp thế giới. Tuy nhiên, không phải cát nào cũng hữu ích và đặc biệt là cát sa mạc với đặc tính quá mịn và tròn nên khó kết dính để sử dụng cho mục đích xây dựng.

Đã đến lúc phải thức tỉnh

Theo ông Pascal Peduzzi, dù tình trạng thiếu cát được đề cập trong chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc vào năm 2019, nhưng những vấn đề liên quan tới cát và môi trường cuối cùng vẫn không được giải quyết thỏa đáng trên phạm vi toàn cầu.

"Chính sách phát triển của nhiều quốc gia, thế nhưng lại không nước nào đề cập tới cát, ví dụ như cát lấy từ đâu, tác động môi trường và tác động xã hội của cát ra sao. Hãy nhìn về tương lai khi công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự tăng trưởng dân số... tất cả sẽ thúc đẩy nhu cầu cát bùng nổ. Đã đến lúc chúng ta phải thức tỉnh". Pascal Peduzzi cho hay.

Louise Gallagher, trưởng nhóm quản lý môi trường tại Sáng kiến Quan sát cát Toàn cầu của UNEP/GRID-Geneva cho biết, các vấn đề liên quan đến cát ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp hơn.

Trung Quốc và Ấn Độ được cho là hai quốc gia có hoạt động khai thác ảnh hưởng nặng nề tới sông, hồ và bờ biển, chủ yếu do nhu cầu xây dựng và cơ sở hạ tầng tăng cao.

Trước đó, UNEP đã từng cảnh báo về tình trạng "cát tặc" hoạt động mạnh tại các quốc gia như Campuchia, Việt Nam, Kenya, Sierra Leone. Những người vạch trần hoạt động này thường bị đe dọa hoặc thậm chí bị giết, UNEP cho hay.

Bà Louise Gallagher đã chỉ ra 4 ưu tiên trong quản trị tài nguyên cát trên thế giới. Thứ nhất, hợp tác xây dựng tiêu chuẩn toàn cầu trong hầu hết tất cả các lĩnh vực. Thứ hai, đưa ra các vật liệu thay thế cát khả thi và tiết kiệm hơn so với cát từ biển và sông. Thứ ba, điều chỉnh khung pháp lý về môi trường, xã hội và doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính trong đó có cát. Thứ tư, đặt mục tiêu về sử dụng cát ở mức độ phù hợp trên quy mô quốc gia, khu vực và toàn cầu. Và cuối cùng là vận động, tuyên truyền phù hợp để thay đổi nhận thức về cát.​

Hà My
Nguy cơ bùng nổ ‘bong bóng’ tài sản trên toàn cầu

Nguy cơ bùng nổ ‘bong bóng’ tài sản trên toàn cầu

Theo Nikkei Asia, giới đầu tư và phân tích đang bắt đầu chú ý tới những dấu hiệu của “bong bóng” tài sản khi các chính phủ và Ngân hàng Trung ương khắp thế giới liên tục tung ra những biện pháp kích thích tài khóa cũng như nới lỏng tiền tệ chưa từng có nhằm ngăn chặn khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. 
Cafe Khởi nghiệp