Thịt bò Australia đang có nguy cơ biến mất khỏi các thực đơn bít tết trên toàn cầu trong bối cảnh các nhà sản xuất thịt bò của nước này đang phải đối mặt với những áp lực lớn trong quá trình tái đàn, theo Bloomberg.
Thịt bò Australia đang có nguy cơ biến mất khỏi các thực đơn bít tết trên toàn cầu trong bối cảnh các nhà sản xuất thịt bò của nước này đang phải đối mặt với những áp lực lớn trong quá trình tái đàn, theo Bloomberg.
Ngành công nghiệp thịt bò Australia đang rơi vào giai đoạn khó khăn khi nhiều năm hạn hán đã buộc nhiều nông dân phải tiêu hủy gia súc bởi không thể chăn thả chúng trên các cánh đồng khô cằn.
Hiện tại, các trang trại gia súc ở Australia đang phải đối mặt với một tương lai bất định khi nhu cầu đối với các loại protein thay thế tăng mạnh. Những lo ngại về vấn đề sức khỏe và môi trường đã khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm như thịt nhân tạo.
Sau những trận mưa ‘tái sinh’ cho các đồng cỏ vào năm 2020, cộng thêm việc mùa tái đàn đang diễn ra, nông dân đang giữ chặt gia súc gây ra việc nguồn cung bị hạn chế và đẩy giá thịt bò tăng giá cao kỷ lục.
Theo báo cáo triển vọng năm 2021 của Rural Bank thì giá thịt bò ở Australia có thể sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao bất thường.
Nông dân Australia giờ đây phải đứng giữa việc giữ lại gia súc để tái đàn hay đưa chúng tới các lò mổ để kiếm tiền ngay để trả bớt khối nợ khổng lồ đã vay nhằm mua ngũ cốc duy trì đàn bò trong những năm hạn hán, ông Dalgleish cho biết.
Thịt bò Australia từng cạnh tranh giá tốt với thịt bò của Brazil hoặc thịt bò Argentina. Tuy nhiên, các đợt hạn hán nặng trong các năm từ 2014-2015 đã khiến nguồn cung nước này bị ảnh hưởng lớn và đẩy giá tăng kỷ lục.
Hơn nữa, trong những năm gần đây đồng nội tệ của hai nước Brazil và Argentina giảm giá đã tạo lợi thế lớn cho các nhà sản xuất thịt.
Trong khi đó, việc đồng USD Australia tăng gần 1 USD so với đồng USD đã khiến cho thịt bò Australia trở nên quá đắt đỏ và thậm chí không được nhiều nhà nhập khẩu trên thế giới lựa chọn. Giờ đây, giá thịt bò ở Australia còn cao hơn thịt bò Mỹ, nơi vốn thường xuyên giữ danh hiệu thịt bò đắt nhất thế giới.
Indonesia là thị trường xuất khẩu thịt bò lớn nhất của Australia, Chính phủ nước này đã cảnh báo Australia sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp khác do giá thịt bò Australia quá cao.
Mặc dù tổng sản lượng thịt bò toàn cầu chỉ chiếm 4%, thế nhưng Australia được cho là một trong những nhà xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới với các thị trường lớn gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Số lượng thịt bò xuất khẩu của Australia trong năm 2020 đã giảm tới 15% do giá cao khiến nhu cầu sụt giảm.
Khác với bò Mỹ, bò Australia chủ yếu ăn cỏ thay vì ngũ cốc. Do đó, việc biến đổi khí hậu có thể gây thêm áp lực đối với việc tái đàn nhanh chóng. Hạn hán luôn rình rập cùng với sự xuất hiện thường xuyên của thời tiết cực đoan, điều quan trọng là phải tái đàn trong điều kiện đồng cỏ xanh tốt.
Tình trạng khan hiếm, thiếu hụt trầm trọng, đắt đỏ không chỉ diễn ra ở nhóm thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, hành củ,... mà thế giới còn chứng kiến nhiều cuộc khủng khoảng kỳ lạ như thiếu giấy vệ sinh trầm trọng do khan hiếm hàng hóa ở Venezuela.
Khủng hoảng trầm trọng thịt lợn ở Trung Quốc, lý do kép dẫn tới tình trạng này là bởi xung đột thương mại Mỹ - Trung nên thịt lợn ngoại bị hạn chế nhập khẩu vào quốc gia này, trong khi lợn nội địa bị dịch tả lợn châu Phi càn quét. Số lượng lợn ở Trung Quốc đã giảm khoảng 130 triệu con kể từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát trong vòng 13 tháng.
Tại Ấn Độ, hành tây thiếu và đắt đỏ, đến Thủ tướng cũng không dám ăn. Tình trạng khan hiếm hành tây diễn ra sau khi những trận mưa trái mùa ở miền Tây Ấn Độ vào hè hồi 2018 đã phá hủy vụ mùa hành tây và khiến giá hành tây tăng giá gấp 10 lần trong năm 2019. Mỗi kg hành tây có giá tương đương 1/3 thu nhập bình quân một ngày của người Ấn Độ và đạt mức kỷ lục 200 rupee/kg (tức khoảng 2,79 USD).
Nhiều vụ cướp bóc, hành hung, thậm chí có cả bạo lực và tấn công liên quan đến xe tải chở hành tây đã xảy ra khắp Ấn Độ. Trong khi đó, nhiều người dân Ấn Độ thì phẫn nộ do không đủ khả năng mua hành tây.
Hay 1 cuộn giấy vệ sinh ở Venezuela có giá 30 USD, giá dầu giảm từ hồi 2014 đã khiến nước này chìm trong khủng hoảng. Lạm phát tăng cao tới 1 triệu phần trăm đã làm cho giá cả hàng hóa tăng vọt. Để có thể mua nhu yếu phẩm hằng ngày, người dân ở Venezuela thường xuyên phải mang theo hàng chồng tiền.