Indonesia nối lại xuất khẩu dầu cọ, thế giới vẫn thiếu hụt dầu ăn!

Thứ tư, 25/05/2022 | 16:55 Theo dõi CFĐT trên

Bên cạnh dầu thô hay lúa mì, dầu thực vật cũng là mặt hàng thiết yếu bị ảnh hưởng nghiêm trọng về nguồn cung. Đặc biệt, những chính sách xuất khẩu dầu cọ của Indonesia gần đây cũng gây ra không ít hoang mang tới thị trường này. 

Giá dầu thực vật đang neo ở mức cao

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), giá dầu thực vật toàn cầu vẫn đang ở mức cao sau khi tăng vọt kể từ cuối năm ngoái đến nay. Trong đó, giá dầu đậu tương Chicago thậm chí còn đạt mức đỉnh lịch sử vào cuối tháng 4 vừa qua và hiện vẫn đang neo ở vùng giá cao. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/05, giá mặt hàng này đóng cửa chỉ giảm nhẹ 0,43% xuống mức 80,12 cent/pound (1766 USD/tấn). Tính chung từ đầu năm đến nay, dầu đậu tương đã nhảy vọt lên tới hơn 40%, không thua kém bao nhiêu so với dầu thô hay lúa mì.  

Mùa vụ bị thiệt hại tại các quốc gia sản xuất nông sản cũng như dầu thực vật lớn trên thế giới như Argentina và Canada đã khiến cho giá bắt đầu bước vào xu hướng tăng kể từ đầu năm nay. Cùng với đó, hoạt động dầu hướng dương bị tê liệt tại Biển Đen, nơi cung cấp 75% sản lượng cho thế giới cũng đóng góp không ít vào đà tăng này.   

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá lương thực hay các mặt hàng thiết yếu đều tăng cao, dầu thực vật đã trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn sau các chính sách hạn chế xuất khẩu dầu cọ của Indonesia chỉ trong vài tuần vừa qua. Tuy nhiên, như những tiền lệ đã có đối với các mặt hàng khác như lúa mì, việc đơn phương cấm xuất khẩu sẽ chỉ là biện pháp ngắn hạn đối với 1 quốc gia. 

Lo ngại về nguồn cung toàn cầu vẫn chưa được xoa dịu

Kể từ ngày 23/05, dù giá dầu cọ vẫn chưa giảm về mức mục tiêu, lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia ban hành 1 tháng trước đó đã chính thức huỷ bỏ. Tuy nhiên, các công ty thương mại phải qua chấp thuận và chứng minh được là đã ưu tiên khối lượng nhất định để phục vụ thị trường trong nước. Đây được gọi là là chính sách Nghĩa vụ Thị trường Nội địa (DMO) mà chính phủ Indonesia áp dụng nhằm đảm bảo 10 triệu tấn dầu ăn phục vụ nhu cầu trong nước và kiểm soát khỏi việc giá tăng cao. 

Không chỉ liên quan tới vấn đề an ninh lương thực, giá dầu thô quốc tế leo thang đã kích thích hoạt động sản xuất dầu diesel sinh học, dẫn đến khối lượng sử dụng dầu cọ và dầu đậu tương làm nguyên liệu đã tăng mạnh. Giới chức trách Indonesia mới đây đã cho biết không có kế hoạch cắt giảm tỷ lệ dầu cọ trong pha chế xăng sinh học và duy trì ở mức 30%. 

Đứng trước những chính sách về dầu cọ của Indonesia, nơi cung cấp 60% sản lượng cho toàn thế giới, lo ngại về nguồn cung dầu thực vật thắt chặt đã ngày càng gia tăng. Trước tình hình này, quốc gia nhập khẩu dầu ăn lớn, Ấn Độ đã miễn thuế nhập khẩu đối với 2 triệu tấn dầu đậu tương và dầu hướng dương trong niên vụ hiện tại và niên vụ tới. 

Trước đó, Ấn Độ cũng đã giảm thuế nhập khẩu đối với dầu cọ và áp đặt giới hạn tồn kho dầu ăn để ngăn chặn tình trạng tích trữ. Theo MXV, nhu cầu thế giới vẫn đang duy trì cùng với việc nguồn cung vẫn chưa thực sự nới lỏng, giá dầu thực vật vẫn sẽ khó hạ nhiệt trong thời gian tới. 

Theo TTXVN/Báo tin tức
Theo VnMedia.vn Copy
Sri Lanka tăng giá nhiên liệu để giải quyết khủng hoảng kinh tế

Sri Lanka tăng giá nhiên liệu để giải quyết khủng hoảng kinh tế

Sri Lanka đang ở trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948.
Tổng thống Mỹ xem xét giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc

Tổng thống Mỹ xem xét giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đang cân nhắc việc cắt giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, trong khi tăng cường kêu gọi OPEC tăng sản lượng dầu.
Nguồn cung dự trữ lúa mì toàn cầu chỉ đủ dùng trong 10 tuần nữa

Nguồn cung dự trữ lúa mì toàn cầu chỉ đủ dùng trong 10 tuần nữa

Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ - nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới như “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến giá cả vốn đang trong tình trạng báo động đỏ nay lại càng tăng cao hơn.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 26/5

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 26/5

Cafedautu.vn xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 26/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 26/5: Trở lại ngưỡng tâm lý 1.300 điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 26/5: Trở lại ngưỡng tâm lý 1.300 điểm

Trong những phiên tới, thị trường có thể điều chỉnh để tạo đà tăng quay trở lại ngưỡng tâm lý 1.300 điểm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 26/5: VCB, PET, FRT

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 26/5: VCB, PET, FRT

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 26/5, bao gồm: VCB, PET, FRT.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp