IMF: Kinh tế Trung Quốc đang phục hồi tốt dù vẫn thiếu cân bằng

Thứ bảy, 29/01/2022 | 08:13 Theo dõi CFĐT trên

IMF nhận định sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc đã chậm lại, thiếu cân bằng và dễ gặp rủi ro do những tác động của đại dịch đến chi tiêu tiêu dùng và sự lao dốc của thị trường bất động sản nước này.

Trong một báo cáo được công bố ngày 28/1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi tốt sau đại dịch COVID-19, nhưng vẫn thiếu cân bằng do tiêu dùng yếu.

Theo báo cáo, sự phục hồi của Trung Quốc sau cú sốc COVID-19 đang tiến triển tốt nhờ các hành động chính sách nhanh chóng và mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, trong đó có việc đẩy mạnh chương trình chương trình tiêm chủng.

Tuy nhiên, sự phục hồi đã chậm lại và vẫn thiếu cân bằng, dễ gặp rủi ro do những tác động của đại dịch đến chi tiêu tiêu dùng và sự lao dốc của thị trường bất động sản sau những nỗ lực kiểm soát nợ trong lĩnh vực này.

Quang cảnh cảng hàng hóa tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 19/2/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Quang cảnh cảng hàng hóa tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 19/2/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Báo cáo nêu rõ Trung Quốc cần tiếp tục có các chính sách phù hợp hỗ trợ nền kinh tế và sự tái cân bằng, cũng như tiến bộ trong các cải cách cơ cấu quan trọng để chuyển đổi sang tăng trưởng "chất lượng cao" - tăng trưởng cân bằng, bao trùm và "xanh."

Báo cáo của IMF cũng chỉ ra sự cần thiết phải hỗ trợ tài khóa, tăng cường hơn nữa bảo trợ xã hội, từ đó làm giảm khoản tiết kiệm đề phòng rủi ro của các hộ gia đình, thúc đẩy tái cân bằng đối với hoạt động tiêu dùng và lĩnh vực dịch vụ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang tăng trưởng chất lượng cao.

Theo IMF, cơ sở so sánh ít thuận lợi hơn cũng như tiêu dùng yếu và những trở ngại đến từ việc đầu tư vào bất động sản giảm sút sẽ là những rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới cập nhật ngày 25/1 vừa qua, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 4,8% trong năm 2022 và 5,2% trong năm 2023, so với mức tăng 8,1% trong năm 2021.

Các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) trong những tháng tới theo dự kiến sẽ góp phần ổn định nền kinh tế.

https://www.vietnamplus.vn/imf-kinh-te-trung-quoc-dang-phuc-hoi-tot-du-van-thieu-can-bang/770803.vnp

Theo Vietnamplus
Từ khóa: Kinh tế Trung Quốc IMF
Theo VnMedia.vn Copy
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Cao điểm nhất khoảng 70.000 khách bay/ngày

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Cao điểm nhất khoảng 70.000 khách bay/ngày

So với năm 2019, khoảng 110.000 hành khách/ngày, năm 2021 đạt 90.000 hành khách/ngày, năm nay cao điểm nhất cũng chỉ đạt 70.000 hành khách/ngày.
Tháng đầu tiên năm 2022, Việt Nam thu hút trên 2,1 tỷ USD vốn FDI

Tháng đầu tiên năm 2022, Việt Nam thu hút trên 2,1 tỷ USD vốn FDI

Tính đến 20/01/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021.
‘Zero-Covid’ tại Trung Quốc thời Omicron gây thách thức lớn hơn cho chuỗi cung ứng

‘Zero-Covid’ tại Trung Quốc thời Omicron gây thách thức lớn hơn cho chuỗi cung ứng

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài ở Trung Quốc, giá cước vận tải hàng không đã tăng đột biến và một số hãng vận tải biển đã tạm dừng dịch vụ khiến chuỗi cung ứng quá tải trở lại.
Giá vàng thế giới giảm phiên thứ 3, trong nước giữ ở mức cao

Giá vàng thế giới giảm phiên thứ 3, trong nước giữ ở mức cao

Chốt phiên rạng sáng nay (29/1), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục giảm gần 6 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng SJC vẫn giữ ở mức cao gần 63 triệu đồng/lượng.
IMF: Fed tăng lãi suất sẽ làm chậm đà phục hồi của châu Á

IMF: Fed tăng lãi suất sẽ làm chậm đà phục hồi của châu Á

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), động thái tăng lãi suất và thắt chặt chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cản trở sự phục hồi kinh tế ở châu Á.
Tỷ giá trung tâm tăng mạnh

Tỷ giá trung tâm tăng mạnh

Sáng nay (28/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và USD ở mức 23.099 đồng/USD, tăng 29 đồng so với hôm qua (27/1).
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp