Về tình hình kinh doanh, quý I/2022, Fideco ghi nhận doanh thu đạt 3,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 5,8% và tăng 208,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ từ 70,2% lên 75,1%.
Về tình hình kinh doanh, quý I/2022, Fideco ghi nhận doanh thu đạt 3,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 5,8% và tăng 208,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ từ 70,2% lên 75,1%.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa có văn bản nhắc nhở CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP. HCM - Fideco (HOSE: FDC) do chậm công bố thông tin Nghị quyết HĐQT (ngày 28/3) về việc hợp tác phát triển đầu tư dự án tại Bến Lức, Long An.
Theo đó, HOSE đề nghị FDC “nghiêm túc tuân thủ quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”.
Trong đó, giá trị góp vốn của Fideco vào dự án là 280 tỷ đồng, chiếm 34,8% tổng tài sản, lớn hơn 15% tổng tài sản của công ty tại ngày 31/12/2021 (804,7 tỷ đồng), căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021.
Căn cứ theo quy định pháp luật: “Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây: Quyết định mua, bán tài sản hoặc thực hiện các giao dịch có giá trị lớn hơn 15% tổng tài sản của công ty căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính 6 tháng gần nhất được soát xét. Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ thì căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất…”.
HOSE nhấn mạnh: “Fideco đã chậm công bố thông tin Nghị quyết HĐQT về việc hợp tác phát triển đầu tư dự án tại Bến Lức, Long An và nhắc nhở, đề nghị công ty nghiêm túc tuân thủ quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”.
CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (FDC) có tiền thân là Công ty Phát triển Thủy sản TP.HCM, được thành lập năm 1989 và được cổ phần hóa vào năm 1993.
Khi mới thành lập Công ty tập trung hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy hải sản và đến nay FDC đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như xây dựng dân dụng, cho thuê và kinh doanh bất động sản, sản xuất bao bì và vật liệu xây dựng... Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty tập trung vào việc xuất nhập khẩu ủy thác cho khách hàng.
Xem thêm: Nguyên nhân nào khiến ITA bị HOSE nhắc nhở?
Về tình hình kinh doanh, quý I/2022, Fideco ghi nhận doanh thu đạt 3,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 5,8% và tăng 208,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ từ 70,2% lên 75,1%.
Xét về dòng tiền, trong quý I/ 2022, FDC ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 225,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 34,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 192,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 33,2 tỷ đồng.
Trong đó, dòng tiền đầu tư dương chủ yếu do công ty thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị, thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác… Như vậy, trong quý đầu năm, FDC đã bán bớt tài sản, thu hẹp đầu tư để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh chính.
Được biết năm 2022, Fideco đặt mục tiêu doanh thu đạt 26,66 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 4,17 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý I Fideco mới hoàn thành được gần 15% mục tiêu về doanh thu nhưng đã hoàn thành tới gần 89% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.
Thông tin thêm, kể từ khi niêm yết năm 2010 tới nay, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh ghi nhận con số âm lớn như quý I/2022. Năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2019 khi ghi nhận âm 53,36 tỷ đồng.
Xem thêm: HOSE nhắc nhở VJC do vi phạm quy định về công bố thông tin