Giao dịch BĐS giảm mạnh, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn

Thứ tư, 02/11/2022 | 10:48 Theo dõi CFĐT trên

Báo cáo Quốc hội về công tác Quản lý thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho biết, thị trường BĐS trong 9 tháng đầu năm 2022 tiếp tục gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn và khan hiếm về nguồn cung; giao dịch giảm mạnh trong Quý III…

Lũy kế tổng lượng giao dịch (căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền) 9 tháng đầu năm 2022 tăng so cao với cùng kỳ năm 2021, nhưng đã có xu hướng chững lại và giảm mạnh vào quý III/2022. Giá BĐS vẫn ở mức cao so với khả năng chi trả của đại đa số người dân.

Đưa ra 8 nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế cho thị trường BĐS, trong đó nhấn mạnh nguồn lực cho thị trường BĐS chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn huy động qua phát hành trái phiếu và tiền ứng trước của khách hàng, vốn chủ đầu tư chỉ chiếm khoảng 15 - 30% tổng mức đầu tư của dự án; Chưa có các nguồn vốn trung, dài hạn ổn định cho thị trường.

Cùng với đó là giao dịch BĐS chưa được minh bạch, hiện tượng "hai giá", kê khai thấp hơn giá giao dịch thực nhằm trốn thuế trong giao dịch kinh doanh BĐS còn khá phổ biến; Giá BĐS, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng và cao hơn so với thu nhập của người dân; Các sàn giao dịch BĐS hoạt động thiếu ổn định; hoạt động môi giới BĐS chưa được kiểm soát tốt; Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về thị trường BĐS, nhà ở chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, chưa công khai làm ảnh hưởng tới tính minh bạch của thị trường.

Giao dịch bất đống sản giảm mạnh - ảnh minh họa
Giao dịch bất đống sản giảm mạnh - ảnh minh họa

Đáng chú ý, theo Bộ Xây dựng, việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS còn chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, trong Quý III/2022, doanh nghiệp BĐS khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng và trong huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Về giải pháp, báo cáo Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực BĐS bảo đảm đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, xây dựng hệ thống thông tin thị trường BĐS gắn với thông tin đất đai, hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch BĐS.

Khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 năm 2023.

Đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp, lưu ý tới nhà ở cho các chuyên gia, nhà khoa học tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhà ở cho các đối tượng này.

Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với thực tế đối với BĐS nhằm góp phần khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất; đảm bảo động viên nguồn thu hợp lý, ổn định cho ngân sách nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cắt giảm thủ tục hành chính; Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc đấu giá quyền sử dụng đất;

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh BĐS, hoạt động sàn giao dịch BĐS, hoạt động môi giới BĐS;

Kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán, tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá

 Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp BĐS, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp BĐS, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, cho vay đối với lĩnh vực BĐS bảo đảm đúng quy định của pháp luật; khẩn trương xem xét ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình, có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ.

 Thông tin kịp thời, chính thức, chính xác, đầy đủ về tình hình hoạt động thị trường BĐS, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu; xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS.

Đối với các địa phương, Bộ Xây dựng đề nghị khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện công khai minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án BĐS đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Rà soát lập danh mục các dự án nhà ở, BĐS trên địa bàn; đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai. Trên cơ sở đó, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường…

Có biện pháp quản lý, ngăn chặn việc chia tách, “phân lô, bán nền” tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng; tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch BĐS, các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới BĐS; chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay, “thổi giá” gây nhiễu loạn thông tin thị trường BĐS.

Theo dõi chặt chẽ, kịp thời, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và “bong bóng” BĐS trên địa bàn…

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Trung Quốc sẽ không để thị trường bất động sản sụp đổ

Trung Quốc sẽ không để thị trường bất động sản sụp đổ

Các nhà đầu tư từng hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ công bố chính sách hỗ trợ mới cho thị trường bất động sản tại Đại hội Đảng lần thứ 20 hồi đầu tháng 11. Tuy nhiên, tại Đại hội Đảng, các nhà quan chức lại tập trung vào diễn biến chính trị thay vì lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, bất động sản. 
Luật Đất đai (sửa đổi): Chính phủ đề nghị bỏ quy định khung giá đất

Luật Đất đai (sửa đổi): Chính phủ đề nghị bỏ quy định khung giá đất

Tại Tờ trình về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ nêu rõ những chính sách mới, quan trọng của dự thảo Luật, trong đó có việc bỏ quy định khung giá đất; đồng thời quy định cụ thể nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường...
Không còn tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ BĐS như những tháng đầu năm

Không còn tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ BĐS như những tháng đầu năm

Theo Bộ Xây dựng, trong quý III, tại các địa phương không còn tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ như những tháng đầu năm.
Chị gái Thành viên HĐQT Licogi 14 mong muốn thoái vốn

Chị gái Thành viên HĐQT Licogi 14 mong muốn thoái vốn

Mặc dù giá cổ phiếu CTCP Licogi 14 (HNX: L14) “bốc hơi” 90%, bà Nguyễn Thúy Ngư - chị gái ông Nguyễn Mạnh Tuấn Thành viên HĐQT Licogi 14 - vẫn quyết định bán ra hơn 700.000 cổ phiếu L14.
Quản lý Quỹ BVIM bị xử phạt gần 150 triệu đồng do vi phạm công bố thông tin

Quản lý Quỹ BVIM bị xử phạt gần 150 triệu đồng do vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Quản lý Quỹ BVIM.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 2/11

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 2/11

Chúng tôi xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 2/11 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp