Ngân hàng chỉ nên tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS có giá hợp lý

Thứ ba, 24/01/2023 | 06:47 Theo dõi CFĐT trên

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, chỉ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đã đầy đủ tính pháp lý và có hiệu quả, giá phải hợp lý với thị trường, sản phẩm đáp ứng được đa số yêu cầu của người dân…

Đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiếp cận vốn mua nhà để ở

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, xảy ra bong bóng bất động sản là do có hiện tượng không phải mua nhà để ở mà mua nhà để tích luỹ, để đầu cơ, dẫn tới việc đẩy giá lên.

“Ngân hàng đã đặt vấn đề lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực rủi ro. Khi cho vay phải xem xét rất thận trọng. Dự án phải đảm bảo tính pháp lý, đầy đủ pháp lý thì đảm bảo tiếp cận được vốn tín dụng. Người dân có nhu cầu tiếp cận vốn mua nhà ở thì gần như tất cả đều tiếp cận được để mua nhà.” – ông Nguyễn Quốc Hùng nó.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phân tích: Vừa qua, có giai đoạn các doanh nghiệp bất động sản huy động vốn bằng trái phiếu. Khi đó áp lực vốn tín dụng với ngân hàng rất lớn. Như vậy, khi thị trường vốn cân bằng với thị trường tiền tệ thì các doanh nghiệp hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi thị trường vốn có vấn đề, huy động khó khăn hơn sẽ dồn tất cả vào thị trường tiền tệ là không hợp lý. Vì bản chất thị trường tiền tệ là cho vay bổ sung vốn, cả vốn trung dài hạn và vốn ngắn hạn.

“"Bong bóng" bất động sản xảy ra có phải do vốn tín dụng không? Tốc độ tăng trưởng vốn tín dụng hằng năm bình quân có con số rất rõ rồi, không có gì gọi là "nóng" cả. Những dự án nào đầy đủ pháp lý đều được cho vay, những dự án liên quan đến nhà ở tiêu dùng phục vụ người dân, kể cả tín chấp tiền lương, vẫn được ngân hàng cho vay, người dân có thể tiếp cận được. Còn việc người dân ở nơi này nơi kia không tiếp cận được vốn tín dụng là do tính pháp lý có đảm bảo khả năng trả nợ hay không và có vượt khả năng tài chính của họ hay không?” – ông Hùng nêu rõ.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, xảy ra "bong bóng" bất động sản là do có hiện tượng không phải mua nhà để ở mà mua nhà để tích luỹ, để đầu cơ, dẫn tới việc đẩy giá lên.

“Tại sao lại có những người mua cả toà nhà, mua nửa toà nhà? Mua nhiều như vậy để đẩy giá lên và chỉ cần thị trường "đóng băng" thì toàn bộ những khoản nợ đấy nếu ngân hàng cho vay sẽ rủi ro rất lớn. Vì thế, ngân hàng đã đặt vấn đề lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực rủi ro. .” TS Hùng nói.

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng
Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng

Doanh nghiệp cần chấp nhận giảm lãi

Theo ông Hùng, khi cho vay, ngân hàng phải xem xét rất thận trọng. Dự án đảm bảo đầy đủ tính pháp lý thì đảm bảo tiếp cận được vốn tín dụng. Người dân có nhu cầu tiếp cận vốn mua nhà ở thì gần như tất cả đều tiếp cận được để mua nhà. Với những dự án vừa tiếp cận vốn vừa vướng thủ tục pháp lý thì Ngân hàng không khuyến khích. Vấn đề đặt ra là tỉ lệ cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn sẽ dần theo thông lệ quốc tế, đến tháng 10/2023 đưa về 30% phù hợp với thực tiễn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng.

“Vậy doanh nghiệp bất động sản phải làm gì? Các doanh nghiệp bất động sản đã làm gì để tự tháo gỡ khó khăn cho mình chưa? Giá là bao nhiêu? Người dân thực sự có nhu cầu ở đã tiếp cận được nhà chưa? Điểm an toàn vốn của các doanh nghiệp có thể chấp nhận được là gì để có sản phẩm tiêu thụ được ra thị trường? Doanh nghiệp có chấp nhận lãi trước kia 10 phần giờ giảm đi còn 3 phần thôi, còn 7 phần để cho người dân hưởng, lúc đó dòng vốn sẽ luân chuyển.” - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nêu quan điểm.

Nhấn mạnh không phải các ngân hàng không cho vay mà tất cả các ngân hàng đều quan tâm đến những dự án đầy đủ tính pháp lý, đầu vào đầu ra hợp lý, ông Hùng cho biết, các tổ chức tín dụng cũng đã đặt ra vấn đề là giá sản phẩm bất động sản có hợp lý để đưa ra tính hiệu quả dự án hay không.

“Giá bán quá cao thì sao tiếp cận được vốn? Giá cao như vậy ngân hàng có dám cho vay khi không có dòng tiền không?” – ông Hùng đặt câu hỏi và cho rằng, "bong bóng" bất động sản cũng như thị trường chứng khoán là do hiện tượng tập trung vay vốn huy động, vốn của bạn bè… để đầu cơ kinh doanh và đẩy giá lên. Khi thị trường đóng băng sẽ ảnh hưởng đến việc không thể tiêu thụ sản phẩm.

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhấn mạnh: Quan trọng nhất là Chính phủ đã có kế hoạch sau Tết gặp các doanh nghiệp bất động sản đề bàn về giải pháp tháo gỡ.

“Tôi cho rằng chính các doanh nghiệp cũng phải nắm bắt các giải pháp của bản thân để từ đó có kiến nghị với ngân hàng, với các tổ chức tài chính, Bộ ngành… chứ không thể đưa ra vấn đề "tôi có 10 dự án nhưng chỉ có 2 dự án đầy đủ pháp lý, 8 dự án đang hoàn thiện vốn nằm đấy". Như thế thì Ngân hàng cho vay thế nào? Với 8 dự án chưa đầy đủ pháp lý thì làm sao phát hành được trái phiếu? Đây là những vấn đề trong thời gian tới cần có những giải pháp, những chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Nhưng việc tháo gỡ chỉ dành cho các dự án đã đầy đủ tính pháp lý và có hiệu quả, và giá cũng hợp lý với thị trường, sản phẩm đáp ứng được đa số yêu cầu của người dân thì mới lành mạnh được thị trường bất động sản.” - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nêu rõ.

"Rất nhiều vấn đề liên quan đến chính sách, tôi mong rằng những giải pháp sẽ được đưa ra có thể xử lý triệt để, giúp thị trường bất động sản sớm ổn định", TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ nói thêm.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Kiến nghị những bất cập

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Kiến nghị những bất cập

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) góp ý một số quy định “bất cập, hạn chế” của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
“2023 sẽ là năm có nhiều điều chỉnh của thị trường bất động sản”

“2023 sẽ là năm có nhiều điều chỉnh của thị trường bất động sản”

Trao đổi với chúng tôi, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, 2023 sẽ là một năm nhiều thách thức và khó khăn đối với thị trường bất động sản khi đứng trước các yếu tố bất khả kháng từ bên ngoài và những sự điều chỉnh cần thiết với thị trường vốn.
Thị trường bất động sản năm 2022- những vấn đề nổi cộm

Thị trường bất động sản năm 2022- những vấn đề nổi cộm

Năm 2022 khép lại với nhiều biến động của thị trường bất động sản. Cùng VnMedia điểm lại một vài sự kiện đáng chú ý trong năm 2022.
Cách thanh toán số thúc đẩy tăng trưởng từ năm 2023

Cách thanh toán số thúc đẩy tăng trưởng từ năm 2023

Tại Đông Nam Á, khoảng 6/10 người chưa thể truy cập đầy đủ vào tài khoản ngân hàng và chỉ một phần nhỏ các giao dịch là không dùng tiền mặt.
ECB sẵn sàng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong hai tháng 2 và 3

ECB sẵn sàng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong hai tháng 2 và 3

Một thành viên Hội đồng thống đốc ECB cho biết ECB sẵn sàng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong hai tháng 2 và 3/2023, và sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong hai tháng sau đó.
Thị trường chứng khoán châu Á đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần

Thị trường chứng khoán châu Á đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,3% lên 26.906,04 điểm, bất chấp bình luận của Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki rằng Nhật Bản đang đối mặt với tình hình tài chính “tồi tệ chưa từng thấy."
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp