Trong kỳ điều chỉnh xăng dầu ngày 21/2, giá xăng dầu được nhận định sẽ tiếp tục tăng do tác động từ giá thế giới. Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ 5 liên tiếp và là đợt tăng thứ 4 trong năm nay.
Trong kỳ điều chỉnh xăng dầu ngày 21/2, giá xăng dầu được nhận định sẽ tiếp tục tăng do tác động từ giá thế giới. Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ 5 liên tiếp và là đợt tăng thứ 4 trong năm nay.
Dữ liệu Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 17/2 cho thấy, giá xăng dầu thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore có xu hướng tăng cao hơn so với kỳ trước.
Cụ thể, bình quân giá xăng RON 92 để pha chế xăng E5 RON 92 lên gần 108,9 USD/thùng, còn xăng RON 95 là 111 USD/thùng. Giá các loại dầu cũng tăng cao, dầu diesel cũng vượt mốc 110 USD/thùng.
Ngày 21/2, Liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Dựa vào dữ liệu của Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 17/2 cho thấy, hiện giá xăng đang điều chỉnh tăng khoảng 7 – 8% so với kỳ điều chỉnh trước đó. Cụ thể, xăng RON 92 có giá 108,8 USD/thùng, giá xăng RON 95 là 111,32 USD/thùng.
Với mức này, theo dự báo của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu mối, ở kỳ điều hành ngày 21/2, giá xăng dầu có thể tăng mạnh. Theo đó, trong trường hợp cơ quan quản lý không sử dụng các biện pháp Quỹ BOG, giá xăng dầu có thể tăng trong khoảng 900 - 1.100 đồng/lít.
Ở chiều ngược lại, nếu cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi Quỹ BOG thì giá xăng, dầu trong nước có thể tăng ít hơn.
Nếu dự báo trên là chính xác thì thị trường xăng dầu trải qua lần thứ 5 tăng liên tiếp, ở mức rất cao. Một số doanh nghiệp lo ngại sau kỳ điều chỉnh ngày 21/2 thì chiết khấu vẫn rất thấp, có thể ở mức 0 đồng, gây khó khăn cho việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hơn một tháng qua, giá xăng và dầu liên tục biến động mạnh. Hôm 11/2, giá xăng trong nước cũng đã tăng gần 1.000 đồng một lít nhưng nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu cho biết vẫn lỗ 500-800 đồng một lít. Ngoài khan hiếm nguồn cung, hoạt động kinh doanh thua lỗ cũng khiến nhiều đơn vị treo biển "tạm ngưng bán hàng" hoặc bán theo định mức.
Tình trạng thiếu nguồn cung được các doanh nghiệp cho biết vẫn sẽ tiếp diễn khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chưa trở lại hoạt động với công suất ổn định. Theo Bộ Công Thương, khoảng 10 ngày nữa, cung và cầu thực trên thị trường mới cân bằng.
Trước đó, trong lần điều chỉnh ngày 11/2, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với xăng RON95 ở mức 50 đồng/lít, dầu mazut ở mức 300 đồng/kg.
Thực hiện chi sử dụng Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 200 đồng/lít; dầu diesel ở mức 400 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 100 đồng/lít.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn, giá bán xăng E5RON92 không cao hơn 24.571 đồng/lít (tăng 976 đồng/lít so với giá hiện hành) nếu không chi quỹ BOG ở mức 200 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.176 đồng/lít và giá bán sẽ là 24.771 đồng/lít; Xăng RON95-III không cao hơn 25.322 đồng/lít (tăng 962 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);
Dầu diesel 0.05S không cao hơn 19.865 đồng/lít (tăng 962 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không chi Quỹ BOG ở mức 400 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.362 đồng/lít và giá bán sẽ là 20.265 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 18.751 đồng/lít (tăng 958 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành) nếu không chi Quỹ BOG ở mức 100 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.058 đồng/lít và giá bán sẽ là 18.851 đồng/lít;