Các nhà quản lý logistics đang gửi thông điệp tới khách hàng rằng, thị trường vận tải đường biển đang tự điều chỉnh với tốc độ nhanh hơn dự đoán.
Các nhà quản lý logistics đang gửi thông điệp tới khách hàng rằng, thị trường vận tải đường biển đang tự điều chỉnh với tốc độ nhanh hơn dự đoán.
Công ty vận chuyển HLS gần đây đã chia sẻ với khách hàng của mình rằng: “Ban đầu chúng tôi dự đoán thị trường sẽ tự điều chỉnh và trở lại bình thường vào một thời điểm nào đó vào năm 2023, nhưng điều đó đã xảy ra sớm hơn so với dự kiến của chúng tôi”.
Theo Alan Baer, CEO của OL USA, đỉnh điểm giá cước vận tải biển đã được thiết lập vào quý II/2022.
“Kể từ đó, một sự suy giảm liên tục đã diễn ra. Thị trường có thể đã chạm đáy vào tháng 11 nhưng vẫn còn quá sớm để kết luận đây có phải là xu hướng hay không”, ông Alan Baer cho hay.
CEO Alan Murphy của công ty phân tích Sea-Intelligence, ông Alan Murphy nói, dù giá cước vận tải biển sụt mạnh, các hãng tàu biển lớn vẫn lãi tổng cộng gần 122 tỷ USD trong 3 quý đầu năm nay.
Dữ liệu thương mại cho thấy nhập khẩu hàng hóa từ châu Á vào Mỹ trong tháng 10 đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm trong tháng 9.
“Chúng tôi không nhận thấy có bất kỳ cơ sở nào để lạc quan về tháng 11”, HLS nói trong bức thư gửi khách hàng.
Xem thêm: Cuộc đình công ngành vận tải đường sắt có thể khiến kinh tế Mỹ thiệt hại 1 tỷ USD
Bên cạnh đó, giá cước vận tải hàng hóa đường biển theo hợp đồng ghi nhận mức giảm 5,7% trong tháng 11 so với tháng trước, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp, theo nhà phân tích Peter Sand của công ty theo dõi thị trường vận tải biển Xeneta.
Ông San nhận định: “Đối với nhiều hãng tàu, giá cước vận tải biển giảm sẽ chấm dứt chuỗi quý liên tiếp tăng kỷ lục”.
Ông cũng dự kiến môi trường đầy thách thức sẽ tiếp tục do đơn đặt hàng sản xuất của Trung Quốc giảm 40% và các nhà quản lý logistics dự đoán nhu cầu sẽ không bình thường hóa cho đến mùa hè năm sau.
Sự thay đổi từ một chuỗi cung ứng đang phải vật lộn để cố gắng theo kịp nhu cầu chưa từng có trong đại dịch sang môi trường nhu cầu yếu và thị trường vận tải hàng hóa hiện đang thừa cung cả tàu và container làm nổi bật nguy cơ suy thoái kéo dài của nền kinh tế toàn cầu. Song song đó, các Ngân hàng Trung ương trên khắp thế giới đều đang tiến hành tăng lãi suất để chống lạm phát.
Kéo nhu cầu xuống là mục tiêu quan trọng của các ngân hàng trung ương, trong đó có Fed để chống lại lạm phát. Tuy nhiên, việc thiết lập lại cân bằng cung - cầu cũng có thể gây ra suy thoái.
Một số cuộc khảo sát giới CEO doanh nghiệp Mỹ gần đây đều phản ánh mối lo suy thoái kinh tế, nhưng Fed được dự báo sẽ duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Thị trường hiện tại không tin rằng Fed có thể khống chế được lạm phát mà không gây ra một cuộc “hạ cánh cứng” cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Dữ liệu của Xeneta chỉ ra rằng, 85% khách hàng của doanh nghiệp này có kế hoạch giảm chi tiêu vận chuyển hàng hóa đường biển vào năm 2023, trong khi 42% cho biết khối lượng hàng hóa của họ sẽ “ổn định” so với năm 2022, điều mà Sand cho biết khối lượng hàng hóa sẽ tiếp tục giảm.
Đồng quan điểm trên, CEO Joe Monaghan của Worldwide Logistics Group nói: “Lượng đơn hàng chắc chắn đang giảm. Khối lượng hàng cũng giảm. Mức độ sử dụng tàu nói chung giảm, ngay cả khi có nhiều chuyến tàu rỗng hoặc bị huỷ”.
Theo một báo cáo từ Judah Levine, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Freightos, giá nhiên liệu giảm đang loại bỏ một số áp lực đối với giá cước container.
Ông Levine cũng nhấn mạnh rằng giá cước từ châu Á sang Bờ Tây của Mỹ hiện chỉ thấp hơn 5% so với hồi năm 2019, trong khi giá cước từ châu Á sang Bờ Đông của Mỹ hiện cao hơn 32% so với cách đây 3 năm.
Dựa trên số liệu thống kê do BIMCO công bố, với lượng đơn hàng sụt giảm, khối lượng vận tải hàng hóa bằng container toàn cầu hiện đã giảm 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn tới tình trạng dư thừa công suất tàu.
Christian Roeloffs, Co-founder & CEO của Container xChange, một nền tảng trực tuyến về logistics, cho biết nhu cầu giảm sẽ tác động nhiều hơn đến giá cước vận tải.
Xem thêm: Cuộc khủng hoảng dầu diesel đang diễn ra trên toàn cầu