Mới đây, thông qua dữ liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố, áp lực giá cả tại nước này dù vẫn duy trì ở mức cao nhưng đã “hạ nhiệt” được phần nào.
Mới đây, thông qua dữ liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố, áp lực giá cả tại nước này dù vẫn duy trì ở mức cao nhưng đã “hạ nhiệt” được phần nào.
Hôm thứ Sáu (ngày 27/5), Bộ Thương mại Mỹ đưa ra báo cáo về thước đo lạm phát yêu thích của Fed - chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 4,9% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh áp lực giá đang giảm dần so với hồi tháng 3/2022 là 5,2%.
Trong khi đó, chỉ số CPI tháng 4 tại Mỹ đã tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Sự khác biệt cơ bản giữa hai chỉ số trên nằm ở chỗ: CPI theo dõi dữ liệu từ người tiêu dùng trong khi PCE được trích xuất từ dữ liệu doanh nghiệp.
Về phía Fed, cơ quan này xem PCE như một thước đo biến động giá cả trên phạm vi rộng hơn và ở nhiều cấp độ khác nhau.
Cụ thể, con số 4,9% trên không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng - hai danh mục khiến lạm phát tại Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua. Nếu tính giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số PCE toàn phần tăng 6,3% so với một năm trước đó và tốc độ này cũng thấp hơn mức tăng tháng 3/2022 là 6,6%.
Biến động chỉ số PCE tháng 4 phù hợp với dự báo của Dow Jones cũng như kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế và thị trường. Tác nhân giúp kéo giảm PCE tháng 4 được xác định là nhờ giá năng lượng trong tháng 4 đã phần nào "hạ nhiệt".
Xem thêm: Người Mỹ lo lắng về nền kinh tế ngay trước khi lạm phát bùng nổ
Robert Frick - nhà kinh tế công ty tại Navy Federal Credit Union, cho biết: “Người tiêu dùng không nản lòng trước lạm phát trong tháng trước khi vẫn tăng mạnh chi tiêu và sử dụng đa dạng các loại hình dịch vụ giải trí hơn như quán bar nhà hàng, du lịch và tăng cường hoạt động ngoài trời.
Ông Robert Frick lý giải, chi tiêu của người Mỹ tăng lên là một phần được kích thích bởi mức lương cao hơn và nhiều người rút bớt tiết kiệm về tiêu dùng. Cần lưu ý rằng, tiết kiệm cá nhân tại Mỹ là một kho dự trữ khổng lồ với giá trị ít nhất 2.000 tỷ USD.
Quay trở lại vào tháng 2/2022, lạm phát đã chạm mức cao kỷ lục trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine leo thang khiến nguồn cung dầu mỏ bị gián đoạn và áp lực giá cả tăng lên. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong 40 năm qua, theo Bộ Lao động Mỹ.
Số liệu lạm phát tháng 4 giảm dần so với tháng 3 mới chỉ là tín hiệu tích cực ban đầu đối với Chính quyền Tổng thống Joe Biden bởi áp lực lạm phát có nguy cơ quay lại khi giá xăng bán lẻ tại các trạm bơm đã tăng trở lại trong tháng 5, với mức tăng hơn 11% so với tháng 4 và 51% so với một năm trước, theo Hiệp hội ô tô Mỹ.
Bên cạnh đó, trong một tuyên bố, Tổng thống Joe Biden cho biết, báo cáo số liệu tháng 4 là “một dấu hiệu của sự tiến bộ ngay cả khi chúng tôi còn nhiều việc phải làm”.
Song song đó, để đối phó với áp lực giá cả, Fed đã thực hiện hai đợt tăng lãi suất với tổng cộng 75 điểm cơ bản và quyết tâm thực hiện một loạt các đợt tăng tới đây trước khi lạm phát tiến quay trở về gần với mục tiêu 2%.
Xem thêm: BoA: Có khả năng Fed sẽ tạm ngừng thắt chặt chính sách tiền tệ