Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần 4 này đã khiến ngành du lịch gần như tê liệt, doanh nghiệp điêu đứng không có doanh thu. Hiện nay, chỉ còn vài doanh nghiệp du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu trả lương 8 ngày công/tháng, còn lại đều cho người lao động nghỉ không lương.
Gần 100% doanh nghiệp du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu phải đóng cửa do Covid-19
Theo số liệu từ HoREA, cả nước hiện có khoảng 82.900 căn hộ du lịch, 28.100 biệt thự du lịch, 15.660 nhà phố du lịch. Các dự án BĐS du lịch tập trung chủ yếu tại các địa phương có thế mạnh du lịch như: Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu… với tổng nguồn vốn đầu tư vào các dự án ước khoảng 100.000 tỷ đồng.
Ngày 20/6, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, 3 lần dịch bùng phát trước, một số resort, khách sạn sát biển, khuôn viên biệt lập xa dân cư trên địa bàn vẫn đón khách từ TP. HCM về nghỉ dưỡng tránh dịch. Thế nhưng, đợt bùng phát dịch từ cuối tháng 4 đến nay diễn biến phức tạp và lan rộng khiến hệ thống các cơ sở lưu trú, lữ hành, nhà hàng thiệt hại nặng nề chưa từng có.
Đến thời điểm này, trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ còn vài khách sạn có khách chuyên gia nước ngoài lưu trú dài hạn, hoặc phân khúc 4 - 5 sao mở cửa để duy trì chất lượng hạng sao, còn lại hầu như 100% cơ sở lưu trú, DN lữ hành đã đóng cửa
Ngành du lịch gần như tê liệt, DN điêu đứng không có doanh thu…nhưng vẫn phải chịu áp lực lớn với hàng loạt chi phí trả lương cho lao động, duy tu bảo dưỡng, lãi ngân hàng, tiền thuê đất, thuê mặt bằng, hoàn tiền cho khách hàng với các chi phí đã đặt trước…
Khảo sát của Hiệp hội du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong tháng 5/2021 dù không có doanh thu nhưng nhiều DN vẫn ráng cầm cự giữ nguyên số lao động, duy trì mức lương cam kết. Song sang tháng 6, tất cả đã hầu như không cầm cự được. Hiện nay, khối DN hội viên chỉ còn vài DN trả lương 8 ngày công/tháng, còn lại đều cho người lao động nghỉ không lương.
Nhằm giúp các DN giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19, Hiệp hội du lịch kiến nghị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sớm cho DN tiếp cận nguồn vốn vay có thời hạn, với lãi suất ưu đãi hoặc không lãi, giãn nộp bảo hiểm cho người lao động để doanh nghiệp tập trung tài chính làm mới dịch vụ, khôi phục kinh doanh sau dịch bệnh.
Hiện nay, phân khúc BĐS du lịch này không chỉ gặp khó do nguồn cung có hiện tượng cao hơn cầu, pháp lý chưa rõ ràng, lợi nhuận của nhà đầu tư chưa được đảm bảo mà còn bị giáng đòn đau do dịch Covid-19. Mới có dấu hiệu hồi phục trở lại thì mới đây, dịch Covid-19 này lại tái phát ở một số địa phương. Điều này cho thấy, thị trường BĐS du lịch sẽ tiếp tục rơi vào khó khăn chồng khó khăn.
Nhìn từ các số liệu báo cáo về thị trường BĐS có thể thấy sự tàn khốc của dịch Covid-19 đến phân khúc này. Theo báo cáo thị trường của Savills Việt Nam, thị trường BĐS nghỉ dưỡng 6 tháng đầu năm 2020 hoạt động kém nhất từ trước đến nay do chính sách phong tỏa. Công suất phòng giảm 36 điểm phần trăm theo năm xuống 32%, trong khi giá phòng giảm 13% theo năm xuống 74 USD/phòng/đêm. Trong đó, phân khúc 5 sao chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do phụ thuộc chủ yếu vào khách quốc tế.
“Các khách sạn từ 4 - 5 sao chi phí cho bảo hiểm là áp lực lớn khủng khiếp. Có thể cho các DN giãn nộp bảo hiểm, hoặc nộp chậm vào cuối năm 2021 thì đỡ cho DN trong thời điểm này. Nếu giảm được gánh nặng đóng bảo hiểm, DN sẽ có được nội lực để duy trì hoạt động, có thể tái khởi động lại sao thời điểm hết dịch”, ông Hoàng Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh BRVT kiến nghị.
TP. HCM là một trong tám ứng cử viên cho danh hiệu “Điểm đến du lịch MICE hàng đầu châu Á” (Asia's Best MICE Destination 2021) trong khuôn khổ giải thưởng World MICE Awards 2021 cùng với Bangkok (Thái Lan), Bắc Kinh (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Kuala Lumpur (Malaysia), Macau (Trung Quốc), Seaul (Hàn Quốc) và Singapore.
Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, điều này đã khiến ngành du lịch vốn đã rất khó khăn thì nay lại càng thêm điêu đứng. Trước tình trạng này, các doanh nghiệp du lịch TP. HCM đề xuất vay lãi suất 0% để duy trì bộ máy vận hành, trả lương cho người lao động.
Nhận định chứng khoán ngày 21/6: Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 18/6 đã thiết lập đỉnh mới mới tại mốc 1377 điểm sau một thời gian dài giằng co tại ngưỡng 1370. Thanh khoản cải thiện, khối ngoại mua ròng quyết liệt là những chỉ báo khả năng vượt được mốc 1400 là một tương lai không xa.
CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022.
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.