Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn được xem là phân khúc kinh doanh tiềm năng đối với những nhà đầu tư hướng đến mục tiêu dài hạn.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn được xem là phân khúc kinh doanh tiềm năng đối với những nhà đầu tư hướng đến mục tiêu dài hạn.
Trong năm 2020, nhờ việc kiểm soát tốt các đợt dịch bệnh, nhiều điểm đến ven biển trong nước ghi nhận dấu hiệu phục hồi từ giữa năm với lượng khách nội địa tăng dần, thúc đẩy thị trường BĐS nghỉ dưỡng ấm lên những tháng sau đó.
Báo cáo thị trường tháng 1/2021 mới được DKRA công bố, nguồn cung nhà phố, shophouse biển hiện nay tập trung ở những dự án tổ hợp du lịch lớn với quy mô hàng trăm hecta được quy hoạch bài bản. Mặc dù nguồn cung mới và sức cầu chỉ ở mức trung bình nhưng trong ngắn hạn, nguồn cung và cầu dự kiến sẽ tăng do nhiều dự án đang trong giai đoạn truyền thông, booking. Đơn cử như ở loại hình biệt thự biển, tỷ lệ tiêu thụ tháng 1 năm nay tăng 78% so với tháng 12/2020.
Nhận định về tương lai thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, giới chuyên gia đánh giá đây vẫn là phân khúc có tiềm năng lớn mà nhiều nhà đầu tư hướng đến trong dài hạn. Kể từ năm 2017 đến nay, số lượng người mua BĐS nghỉ dưỡng để đầu tư hay tận hưởng “ngôi nhà thứ 2” gia tăng đều đặn, dù có thời điểm thị trường biến động thì nhu cầu thực tế vẫn rất cao.
Đáng chú ý, nếu những dự án này nằm tại vùng đất tiềm năng, vị trí thuận tiện kết nối thì cơ hội đầu tư rất lớn, kể cả đầu tư nhỏ lẻ. Những yếu tố này được xem là “bảo chứng lợi nhuận” bền vững cho các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung các sản phẩm BĐS sở hữu dài hạn ngày càng khan hiếm và BĐS có thời hạn đang dần trở thành xu hướng, thì những yếu tố hút khách và sinh lời được nhà đầu tư quan tâm hàng đầu.
Trong dài hạn, BĐS nghỉ dưỡng được đánh giá còn nhiều dư địa tăng trưởng. Theo TS. Cấn Văn Lực, có 3 lực đẩy cho sự phục hồi của BĐS nghỉ dưỡng. Thứ nhất là cung cầu thị trường đang hợp lý hơn, có tính quy hoạch cao hơn nhờ sự điều tiết, quy hoạch của các bộ ngành. Thứ hai, du lịch đang dần khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn với mức đóng góp có thể lên tới 12 – 14% GDP vào năm 2025. Thứ ba, xu hướng second – home (ngôi nhà thứ 2) đang ngày càng phổ biến dưới tác động của dịch bệnh. Như vậy, đầu tư kênh này đòi hỏi trường vốn và kiên trì.
Còn theo TS. Nguyễn Văn Đính, nguồn khách du lịch của Việt Nam trong trung hạn vẫn dồi dào với trên 20 triệu khách quốc tế và 85 triệu khách nội địa mỗi năm. Do đó, du lịch Việt Nam sẽ còn cần thêm nhiều hơn nữa các dự án đầu tư theo dạng quần thể, tích hợp cả du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm…
Những tín hiệu tích cực này tạo nền tảng thúc đẩy tiêu dùng du lịch, đặc biệt trong tầng lớp trung lưu đông đảo. Đây là tầng lớp sẵn sàng chi tiêu trung bình từ 8 – gần 10 tỷ USD khi du lịch nước ngoài và họ sẽ chuyển hướng về thị trường nội địa trong tình hình mới.
Với nền tảng đó, thị trường BĐS sẽ có sự tăng trưởng ở tất cả các phân khúc. Trong đó, BĐS ven biển có những bước chuyển mình đáng kể, thu hút mạnh dòng vốn mới đổ về Quảng Ninh, Bình Định, Quảng Bình, Phú Quốc… Tâm điểm vẫn sẽ tập trung chủ yếu ở các dự án xây dựng trên quy mô lớn của thương hiệu uy tín.
Như Quảng Bình, vùng đất chứa đầy sự mới lạ, độc đáo và nhiều tiềm năng đã được một số doanh nghiệp tiên phong khai phá trong khoảng 2 năm trở lại đây. Mới đây nhất, Tập đoàn FLC đã chính thức khởi công giai đoạn 2 của đại dự án FLC Quảng Bình với loạt hạng mục quy mô đẳng cấp: Trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn FLC Grand Hotel Quang Binh hơn 500 phòng tiêu chuẩn 5 sao và đặc biệt là khu resort 6 sao đầu tiên Lagoona Quang Binh Resort & Villas nằm ở ven bờ biển Hải Ninh, hứa hẹn trở thành điểm nhấn mới cho phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp đang thiếu hụt tại địa phương.
Dự báo thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ phục hồi và tăng trưởng sôi động trở lại trong thời gian tới cùng với tốc độ bùng nổ của du lịch, hứa hẹn tiếp tục là kênh sinh lời đáng giá dành cho các nhà đầu tư xem ngôi nhà thứ hai như một tài sản “để dành” tiềm năng.