Trước đó, nhằm buộc Nga phải rút quân khỏi Ukraine, Mỹ cùng các nước đồng minh phương Tây đã ban bố một loạt lệnh trừng phạt đối với Nga, bao gồm loại Nga khỏi SWIFT, đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga,...
Trước đó, nhằm buộc Nga phải rút quân khỏi Ukraine, Mỹ cùng các nước đồng minh phương Tây đã ban bố một loạt lệnh trừng phạt đối với Nga, bao gồm loại Nga khỏi SWIFT, đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga,...
Thông qua cuộc họp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần này, Chính phủ các nước Liên minh châu Âu sẽ xem xét liệu có nên áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nga hay không, nhằm siết chặt hơn các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Trước đó, nhằm buộc Nga phải rút quân khỏi Ukraine, Mỹ cùng các nước đồng minh phương Tây đã ban bố một loạt lệnh trừng phạt đối với Nga, bao gồm loại Nga khỏi SWIFT, đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga,...
Một quan chức ngoại giao cấp cao của EU cho biết: "Chúng tôi đang chuẩn bị gói trừng phạt thứ 5 nhằm vào Nga và nhiều cái tên mới đang được đề xuất vào danh sách phạt.”
Chính phủ các nước Liên minh châu Âu sẽ thảo luận với các Bộ trưởng Ngoại giao vào ngày hôm nay trước khi Tổng thống Biden đến Brussels hôm 24/3 tới để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh bao gồm các nước nhóm G7, EU và NATO.
Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù có tổng cộng 4 gói trừng phạt nhằm vào Nga bao gồm tài chính, thương mại và 685 công dân nước này cũng như Belarus nhưng Điện Kremlin vẫn chưa có bất kỳ động thái thay đổi nào về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Điều này khiến khối EU đứng trước sự lựa chọn khó khăn về mặt kinh tế là có nên nhắm lệnh trừng phạt vào thị trường dầu của Nga như Mỹ và Anh đã tiến hành. Nguyên do khiến EU lưỡng lự là vì các quốc gia thuộc EU này phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga để cung cấp năng lượng.
Xem thêm: Ukraine, EU chuẩn bị gói trừng phạt thứ 5 nhằm vào Nga
Các nhà ngoại giao cho biết rằng, các nước Baltic bao gồm Litva đang cân nhắc lệnh cấm vận là bước đi hợp lý, trong khi Đức cảnh báo không nên hành động quá nhanh vì giá năng lượng vốn đã cao ở châu Âu.
Ngoài ra, Moscow cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt của EU đối với dầu mỏ của Nga có thể khiến nước này phải khóa van một đường ống dẫn khí đốt lớn tới châu Âu.
Cụ thể, EU phụ thuộc vào Nga để cung cấp 40% lượng khí đốt của mình, trong đó Đức là một trong những nước phụ thuộc nhiều nhất trong các nền kinh tế lớn của EU và cũng là quốc gia mua dầu thô Nga lớn nhất của EU.
Hơn nữa, Bulgaria - quốc gia gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Gazprom của Nga và cho biết rằng họ có thể tìm cách từ chối tiến hành lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga. Nhà máy lọc dầu duy nhất của Bulgaria thuộc sở hữu của LUKOIL, Nga và cung cấp hơn 60% nhiên liệu được sử dụng ở quốc gia Balkan.
Tổng thống Emmanuel Macron nói rằng nếu tình hình ở Ukraine trở nên tồi tệ hơn thì sẽ không có "điều cấm kỵ" nào về các biện pháp trừng phạt.
Xem thêm: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không theo phương Tây trừng phạt Nga