Các nhà phân tích đã nâng ước tính thu nhập năm 2023 của các công ty châu Á, trái ngược với hàng loạt đợt dự báo thu nhập trong năm 2022 sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại và sức ép lạm phát dịu bớt.
Các nhà phân tích đã nâng ước tính thu nhập năm 2023 của các công ty châu Á, trái ngược với hàng loạt đợt dự báo thu nhập trong năm 2022 sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại và sức ép lạm phát dịu bớt.
Theo đó, thu nhập trong năm 2023 của các doanh nghiệp có tên trong chỉ số MSCI của thị trường châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng 2,5%, với thu nhập của doanh nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tăng lần lượt 3,1% và 2,3%.
Đối với các lĩnh vực, giới phân tích đã nâng dự báo thu nhập của ngành công nghiệp và hàng tiêu dùng không thiết yếu lên hơn 2% trong tháng qua, trong khi doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính và công nghệ tăng 1,2% mỗi ngành.
Sau ba năm, Trung Quốc đại lục đã mở lại biên giới cho hành khách quốc tế, điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành du lịch và vực dậy hoạt động xuất khẩu đang chững lại trong khu vực.
Goldman Sachs đã nâng ước tính tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 của doanh nghiệp ở châu Á - Thái Bình Dương từ 3% lên 4% và tăng trưởng năm 2024 từ 12% lên 14%.
Một nhà phân tích cho hay: “Sau khi ASEAN và Ấn Độ mạnh lên vào năm ngoái, Bắc Á sẽ là khu vực tiếp theo dẫn đầu xu hướng tăng trưởng của khu vực”.
Xem thêm: Cổ phiếu châu Á giảm do chính sách cứng rắn của Fed
Năm ngoái, các nhà phân tích đã giảm dự báo thu nhập của doanh nghiệp châu Á 7% do các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc và giá sản phẩm cao hơn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm khoảng 20% vào năm 2022, mức giảm hàng năm lớn nhất trong 14 năm. Tuy nhiên, điều đó cũng làm cho định giá cổ phiếu của khu vực rẻ hơn.
Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) 12 tháng tới của MSCI Châu Á-Thái Bình Dương đứng ở mức 12,4, ít hơn ngưỡng 14,5 của MSCI thế giới và 17,1 của MSCI Mỹ.
Hệ số P/E của Trung Quốc và Việt Nam lần lượt ở mức 9,4 và 9,3, trong khi của Ấn Độ và Thái Lan ở mức 19,9 và 16,1.
Minyue Liu, chuyên gia đầu tư tại BNP Paribas Asset Management nhận định mức giá cổ phiếu tại châu Á có vẻ hấp dẫn hơn so với các thị trường phát triển. Do đó, hoạt động trên thị trường chứng khoán sẽ có sự khác biệt hơn và trọng tâm thị trường sẽ dần quay trở lại tăng trưởng cơ bản và bền vững.
Xem them: Ngân hàng Thế giới cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc