Điện thoại tiếp tục là điểm sáng trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Thứ sáu, 08/10/2021 | 10:11 Theo dõi CFĐT trên

Năm 2021, xuất khẩu điện thoại của Việt Nam tiếp tục sẽ tăng trưởng nhờ nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng phục vụ thông tin liên lạc, truyền thông cũng như phương tiện làm việc trong điều kiện giãn cách xã hội tăng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2016 - 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,5%/năm.

Năm 2020, mặc dù toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 51,184 tỷ USD, vẫn đứng ở vị trí thứ nhất, chiếm 18,1% tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. 

Bộ Công Thương cho biết, hiện thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện có mức độ phân bố xuất khẩu tương đối tốt tại các thị trường xuất khẩu hàng đầu gồm: Trung Quốc, Mỹ, EU, UAE, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ, Anh, ASEAN chiếm 79,5% kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2016, đến năm 2020 chiếm 86,1%, tăng 1,6 điểm phần trăm so với năm 2019, do tác động của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu sử dụng thiết bị liên lạc tăng hơn trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo ước tính kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 8/2021 đạt 5,9 tỷ USD, tăng 24,9% so với tháng trước, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 35,677 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 7/2021 đạt 4,724 tỷ USD, tăng 43,4% so với tháng 6/2021, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 29,777 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, nhưng sản xuất nhóm linh kiện điện thoại tăng tới 40%; sản xuất điện thoại di động các loại tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020 và trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã sản xuất trên 128 triệu chiếc điện thoại các loại và nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Các loại và linh kiện, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020; Thị trường EU-27 đứng thứ 3 về kim ngạch đạt 4,723 tỷ USD, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 13,4% tỷ trọng xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện. Hàn Quốc đạt 3,168 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2020. Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) đạt 2,139 tỷ USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài thị trường Trung Quốc, UAE vẫn tăng mạnh mua điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu hàng điện thoại của Việt Nam sang thị trường Hồng Kông tăng mạnh 62,2% so với cùng kỳ năm 2020 với 1,684 tỷ USD.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện vẫn tăng trưởng

Bộ Công Thương cho biết, đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 gần đây tại khu vực châu Á gây gián đoạn chuỗi cung ứng điện thoại di động, có thể làm giảm lượng hàng xuất xưởng và làm chậm trễ việc giao hàng trong những tháng cuối năm 2021.

Các nhà sản xuất điện thoại và các nhà cung cấp linh kiện đang cố gắng giảm bớt tác động của Covid-19, nhưng tình trạng thiếu lao động và nguyên liệu thô, linh kiện đầu vào, cũng như hạn chế vận chuyển đang gây áp lực lên hoạt động sản xuất và hậu cần.

Trong đó, tác động lớn nhất đến thị trường điện thoại là linh kiện bán dẫn đang trong tình trạng khan hàng và giá tăng. Sự thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến các ngành sản xuất từ ô tô đến máy chơi trò chơi điện tử, máy tính và điện thoại sẽ tiếp theo trong danh sách.

Dù vậy, ngành sản xuất điện thoại của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và từng bước phục hồi. Giai đoạn hậu Covid-19, sẽ có sự chuyển dịch sản xuất cơ học của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử sang Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để trở thành vệ tinh, cung cấp linh kiện, phụ kiện cho họ.

Cũng theo Bộ Công Thương, năm 2021 xuất khẩu điện thoại của Việt Nam tiếp tục sẽ tăng trưởng nhờ nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng phục vụ thông tin liên lạc, truyền thông cũng như phương tiện làm việc trong điều kiện giãn cách xã hội tăng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 vẫn diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng tới ngành sản xuất điện tử trong nước. 

Dự báo kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện vẫn tăng trưởng nhưng ở mức độ thấp hơn, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2021 sẽ đạt khoảng 53 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2020.

Theo Bộ Công Thương, điện thoại có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thì đến năm 2016 chiếm 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Tiếp tục gia hạn thời hạn lưu giữ nhiên liệu hàng không tạm nhập tái xuất

Tiếp tục gia hạn thời hạn lưu giữ nhiên liệu hàng không tạm nhập tái xuất

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 6/10/2021 về việc tiếp tục gia hạn thời hạn lưu giữ nhiên liệu hàng không tạm nhập tái xuất.
Bộ GTVT đề xuất khai thác các chuyến bay nội địa đi/đến Nội Bài từ 10/10

Bộ GTVT đề xuất khai thác các chuyến bay nội địa đi/đến Nội Bài từ 10/10

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội đề xuất kế hoạch khai thác tạm thời các đường bay nội địa thường lệ đi và đến sân bay Nội Bài.
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu

“Bộ Công Thương cam kết sẽ tạo thuận lợi tối đa về mặt cơ chế trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của Bộ nhằm hỗ trợ kết nối tiêu thụ trong nước và xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng nông sản của các địa phương trong vùng dịch”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định.
 Hà Nội: Nguồn cung căn hộ dự báo tăng khoảng 5-7%/năm trong 3 năm tới

 Hà Nội: Nguồn cung căn hộ dự báo tăng khoảng 5-7%/năm trong 3 năm tới

CBRE dự báo năm 2022, nếu tiến độ tiêm vắc-xin diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi cũng như dần mở cửa lại biên giới, nguồn cung mở bán mới và doanh số bán dự kiến sẽ phục hồi về ngưỡng 25.000 – 27.000 căn. Mức giá sơ cấp được dự báo tăng khoảng 5-7%/năm trong vòng 3 năm tới.
10 lời khuyên đầu tư của Warren Buffett để trở nên giàu có

10 lời khuyên đầu tư của Warren Buffett để trở nên giàu có

Làm thế nào để trở nên giàu có? Làm sao để biết bản thân sẽ nghèo hay giàu trong tương lai? Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có thể cho bạn biết câu trả lời.
Jeff Bezos rót vốn vào sàn thương mại điện tử của Indonesia

Jeff Bezos rót vốn vào sàn thương mại điện tử của Indonesia

Sau 1,5 năm hoạt động, startup thương mại điện tử Ula của Indonesia vừa huy động được hơn 30 triệu USD từ nhiều nhà đầu tư nổi tiếng, trong đó có Jeff Bezos.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp