Dịch vụ taxi bay sẽ được AirAsia triển khai từ năm 2022

Thứ hai, 08/03/2021 | 17:07 Theo dõi CFĐT trên

Theo thông tin từ Bloomberg, mới đây, hãng hàng không giá rẻ AirAsia Group Bhd có trụ sở tại Malaysia cho biết sẽ bắt đầu triển khai dịch vụ taxi bay từ năm 2022.

Dịch vụ taxi bay sẽ được AirAsia triển khai từ năm 2022
Dịch vụ taxi bay sẽ được AirAsia triển khai từ năm 2022

"Chúng tôi đang thực hiện kế hoạch này", Tony Fernandes, CEO của hãng hàng không giá rẻ AirAisa Group cho biết, tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị Kinh tế trẻ tuần trước: "Dịch vụ này có thể sẽ được triển khai trong khoảng 1,5 năm nữa".

Cũng theo ông Fernandes, trong bối cảnh ngành hàng không đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, hãng AirAsia đẩy mạnh mở rộng hoạt động sang lĩnh vực số. Năm 2020 vừa qua, công ty AirAsia đã ra mắt một "siêu ứng dụng" cung cấp nhiều dịch vụ từ du lịch, mua sắm cho đến hậu cần và dịch vụ tài chính.

"Chúng tôi xem đây như là cơ hội nghìn năm có một để tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và nhìn lại mọi thứ", CEO của AirAsia cho hay.

Ông Fernandes cho biết, hãng hàng không AirAsia dự kiến sẽ bắt đầu vận hành các dịch vụ gọi xe công nghệ vào tháng 4/2021 này. Còn dịch vụ taxi bay dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2022 và sẽ được áp dụng cho trực thăng 4 chỗ ngồi.

Cũng trong hôm 6/3, hãng hàng không AirAsia Group đã công bố sẽ hợp tác với Trung tâm Sáng tạo và MaGIC của chính phủ Malaysia để phát triển dịch vụ giao hàng bằng máy bay tự lái tại khu vực đô thị. Dịch vụ này dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm 2021 này.

Ông Fernandes cũng nhận định, việc du lịch bằng hàng không sẽ sớm được phục hồi trở lại nhờ các chương trình tiêm chủng vắcxin Covid-19. Trong khi đó, hãng hàng không AirAsia Group sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực mới. Hiện, hãng này có đường bay kết nối với 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.  

Ghi nhận quý lỗ thứ 5 liên tiếp vào tháng 1/2020, hãng hàng không Malaysia đang tìm cách huy động 2,5 tỷ Ringgit (tức 613,95 triệu USD) thông qua các khoản vay và nhà đầu tư. Vào tháng trước, AirAsia cho biết chi nhánh tại Nhật Bản đang tiến hành thủ tục phá sản sau nhiều tháng ngừng hoạt động bởi đại dịch Covid-19. Trước đó, tập đoàn cũng đã ngừng đầu tư cho chi nhánh AirAsia Ấn Độ.

Ở trên thế giới, các hãng hàng không đang tiếp tục chịu sức ép lớn về tài chính do Covid-19 khiến doanh thu lao dốc trầm trọng. Nhiều hãng bay đã phải cắt giảm hàng nghìn nhân viên và cố gắng tìm nguồn cứu trợ để có thể tiếp tục tồn tại. Trong khi đó, đã không ít hãng bay buộc phải xin phá sản vì không thể cầm cự.

Minh Khang
Nguy cơ bùng nổ ‘bong bóng’ tài sản trên toàn cầu

Nguy cơ bùng nổ ‘bong bóng’ tài sản trên toàn cầu

Theo Nikkei Asia, giới đầu tư và phân tích đang bắt đầu chú ý tới những dấu hiệu của “bong bóng” tài sản khi các chính phủ và Ngân hàng Trung ương khắp thế giới liên tục tung ra những biện pháp kích thích tài khóa cũng như nới lỏng tiền tệ chưa từng có nhằm ngăn chặn khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. 
Thương mại điện tử tăng chóng mặt, mang lợi ích cho nhiều ngành kinh doanh Việt Nam

Thương mại điện tử tăng chóng mặt, mang lợi ích cho nhiều ngành kinh doanh Việt Nam

Thời đại công nghệ số 4.0, cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam.
Cafe Khởi nghiệp