Đề xuất giảm thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu: Dự kiến giảm thu khoảng 1.400 tỷ đồng/tháng

Thứ hai, 20/06/2022 | 10:13 Theo dõi CFĐT trên

Nếu áp dụng chính sách giảm mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ 700 đồng/lít - 1.000 đồng/lít thì ước giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) bình quân một tháng (đã bao gồm cả phần giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT)) là khoảng 1.400 tỷ đồng/tháng.

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Theo đó, đề xuất giảm từ 700 đồng/lít - 1.000 đồng/lít thuế BVMT đối với xăng, dầu (tùy loại), nhằm ổn định giá xăng dầu trong nước trước biến động của giá xăng dầu thế giới, góp phần kiềm chế lạm phát.

Về hiệu lực thi hành, trường hợp Nghị quyết được ban hành trong tháng 7/2022, đề nghị hiệu lực thi hành của Nghị quyết kể từ ngày 1/8/2022 để đảm bảo việc triển khai thực hiện. Đồng thời, Nghị quyết sẽ bãi bỏ Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 và Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 của UBTVQH. Dự kiến nếu Nghị quyết được thông qua, việc giảm thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục điều chỉnh mức thuế BVMT đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022 như sau: Xăng dự kiến giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; Nhiên liệu bay dự kiến giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; 

Dầu diesel dự kiến giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít; Dầu mazut, dầu nhờn dự giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít; Mỡ nhờn dự kiến giảm từ 1.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg; Dầu hỏa dự kiến giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế.

Từ ngày 1/1/2023, mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của UBTVQH.

Dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 1.400 tỷ đồng/tháng

Đánh giá tác động của dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, các hoạt động kinh tế - xã hội đã chuyển về trạng thái như trước khi xảy ra dịch Covid-19. Do đó, dự kiến sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2022 tương đương như thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19 là năm 2019.

Với dự kiến sản lượng tiêu thụ như vậy, nếu áp dụng chính sách giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đề xuất nêu trên thì ước giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) bình quân một tháng (đã bao gồm cả phần giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT)) là khoảng 1.400 tỷ đồng/tháng.

Trường hợp Nghị quyết được ban hành trong tháng 7/2022 và có hiệu lực từ ngày 1/8/2022 thì ước giảm thu NSNN (đã bao gồm cả phần giảm thuế GTGT) là khoảng 7.000 tỷ đồng.

Nếu tính cả phần ước giảm thu NSNN theo Nghị quyết 18/2022/UBTVQH15 (khoảng 2.661 tỷ đồng/tháng) thì tổng giảm thu NSNN bình quân một tháng ước khoảng 4.061 tỷ đồng/tháng và cả năm là khoảng 20.305 tỷ đồng.

Bộ Tài chính tính toán tác động thu NSNN do giá dầu thô tăng cho thấy: Nếu giá dầu thô ở mức 110USD/thùng, tác động tăng thu NSNN do tăng giá dầu thô chỉ khoảng 2.376 tỷ đồng/tháng. Nếu giá dầu thô ở mức 120USD/thùng, tác động tăng thu NSNN do tăng giá dầu thô chỉ khoảng 2.644 tỷ đồng/tháng.

Theo nhận định của Bộ Tài chính, xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu trong đời sống người dân và là đầu vào của nhiều ngành sản xuất, nên sự biến động giá xăng dầu sẽ tác động đến rất nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Do đó, việc giảm mức thuế BVMT đối với xăng dầu không phân biệt đối tượng áp dụng sẽ hỗ trợ nền kinh tế và người dân.

Đối với người dân, đây là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp, việc giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần giảm giá các mặt hàng này, từ đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn cũng như giảm các chi phí gián tiếp từ các sản phẩm tiêu dùng khác.

Đối với các ngành sản xuất cũng như các doanh nghiệp có sử dụng đầu vào là xăng dầu sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi chính sách được ban hành như ngành vận tải, ngành hàng không...

Hiện nay, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30% - 40% trong cơ cấu giá thành vận tải hàng không; từ 35% - 40% giá thành vận tải đối với các dịch vụ xe container, xe tải nặng và khoảng 25% đối với các loại xe khác. Xăng dầu là nguyên nhiên liệu đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất trong nền kinh tế, đặc biệt là nhóm ngành huyết mạch như giao thông vận tải, điện...

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
Mỹ: Thông báo sa thải dồn dập thổi bùng lo ngại về suy thoái kinh tế

Mỹ: Thông báo sa thải dồn dập thổi bùng lo ngại về suy thoái kinh tế

Trong tuần qua, một loạt các đợt sa thải được công bố đã làm tăng thêm lo ngại của các nhà đầu tư rằng “chiếc bánh xe tăng trưởng” của kinh tế Mỹ có thể sắp đi chệch hướng.
Tiếp tục đưa vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới

Tiếp tục đưa vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới

Năm 2022, vải thiều Việt Nam được dự báo là được mùa, với sản lượng khoảng 320.000 tấn. Vải thiều Việt Nam đã có mặt ở trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Bộ Công Thương đề xuất giảm thuế để kéo giảm giá xăng dầu

Bộ Công Thương đề xuất giảm thuế để kéo giảm giá xăng dầu

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết Bộ Công Thương cùng với Bộ Tài chính đã đề xuất lên Chính phủ các biện pháp giảm thuế để kéo giảm giá xăng dầu.
Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đang xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Giá thuê văn phòng hạng A tại Hà Nội phụ thuộc nhiều vào nguồn cung tương lai

Giá thuê văn phòng hạng A tại Hà Nội phụ thuộc nhiều vào nguồn cung tương lai

Các chuyên gia của Công ty Savills Việt Nam nhận đinh, bất động sản văn phòng tiếp tục là trọng tâm trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
CTCP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh mong muốn thoái vốn tại TTC Deluxe Sài Gòn

CTCP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh mong muốn thoái vốn tại TTC Deluxe Sài Gòn

CTCP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (HOSE: KPF) vừa thông qua nghị quyết chuyển nhượng lượng lớn cổ phiếu CTCP TTC Deluxe Sài Gòn.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp