Đề nghị truy tố thêm 4 bị can trong “đại án” 43 ha đất vàng ở Bình Dương

Thứ hai, 20/12/2021 | 11:53 Theo dõi CFĐT trên

Theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Bộ công an vừa kết thúc điều tra bổ sung vụ án hình sự 190 ha đất tại Tổng công ty 3/2, Bình Dương, theo đó CQĐT đã đề nghị truy tố 25 bị can (trước đó là 21, thêm 4 bị can). Một trong những nội dung quan trọng là xác định vai trò của các cá nhân, tổ chức liên quan trong đó có Công ty Kim Oanh trong vụ án này.

Thêm 4 bị can bị đề nghị truy tố

Theo đó, ngày 13/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoàn tất Kết luận điều tra bổ sung và đề nghị truy tố các bị can trong vụ Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng Công ty Bình Dương) và các đơn vị liên quan.

Trước đó, tháng 9/2021, Cơ quan Điều tra Bộ Công an đã hoàn tất Kết luận điều tra vụ án, tuy nhiên, sau đó, VKSND tối cao đã ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung nhiều nội dung trong vụ án. Bốn bị can mới là: Hồ Đắc Hiếu (Tổng Giám đốc Công ty CP tư vấn và thẩm định Đông Nam), Vũ Thị Lợi (cựu Phó trưởng phòng tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính tỉnh), Nguyễn Kim Liên (cựu Chi cục trưởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp) và Hà Văn Thuận (cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Dương).

Theo bản Kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố bổ sung, về hành vi phạm tội của bị can Nguyễn Văn Minh và đồng phạm trong việc chuyển nhượng khu đất 43 ha cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tâm Phú (Công ty Tân Phú) và 30% vốn góp tại Công ty Tân phú cho Công ty Cổ phần Bất động sản Âu Lạc, CQĐT xác định có đủ cơ sở kết luận Nguyễn Văn Minh và các đồng phạm đã thực hiện hành vi cố ý làm trái nội dung phê duyệt của Tỉnh ủy Bình Dương để chuyển nhượng trái pháp luật khu đất 43 ha sang Công ty Âu Lạc do Nguyễn Đại Dương, con rể Minh thành lập, điều hành.

Giá trị quyền sử dụng 43 ha đất tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một tại thời điểm chuyển nhượng là hơn 552 tỉ đồng nhưng chỉ chuyển nhượng hơn 250 tỉ, gây thất thoát cho Nhà nước hơn 302 tỉ đồng.

Khu đất 43 ha tại Bình Dương
Khu đất 43 ha tại Bình Dương

Trở lại theo hồ sơ vụ việc, khi Tổng công ty 3/2 chưa được giao đất, ngày 01/7/2010, Nguyễn Đại Dương (con rể nguyên Chủ tịch Nguyễn Văn Minh) dùng Công ty Âu Lạc ký Hợp đồng hợp tác với Tổng công ty 3/2 thành lập liên doanh là Công ty Tân Phú với tổng số vốn 200 tỷ đồng để đầu tư dự án trên khu đất 43 ha, Công ty Âu Lạc góp 140 tỷ đồng (70%), Tổng công ty 3/2 góp 60 tỷ đồng (30 %).

Khu đất là của Nhà nước, Tỉnh ủy Bình Dương chỉ cho phép Tổng công ty 3/2 góp vốn bằng tiền, không góp vốn bằng đất, không cho phép chuyển nhượng đất. Trong quá trình cổ phần hóa Tổng công ty 3/2, ngày 29/7/2016, Tỉnh ủy Bình Dương xác định khu đất 43 ha phải được bàn giao cho Công ty Impco (Doanh nghiệp Nhà nước) quản lý. Tổng công ty 3/2 không bàn giao khu đất cho Impco.

Kết quả điều tra của cơ quan chức năng xác định Nguyễn Đại Dương trực tiếp bàn bạc với bà Đặng Thị Kim Oanh (Công ty Kim Oanh) để chuyển nhượng Công ty Tân Phú kèm theo 43 ha đất.

Bất chấp chủ trương của Tỉnh ủy, ngày 19/8/2016, Công ty Âu Lạc ký Hợp đồng hứa mua, hứa bán cho Công ty Thuận Lợi (do ông Nguyễn Thuận, chồng bà Đặng Kim Oanh, là giám đốc) với nội dung: Công ty Tân Phú đã thỏa thuận và đã thanh toán tiền nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất khu đất 43 ha cho Tổng công ty SX-XNK Bình Dương theo quy định; cam kết sẽ nhận chuyển nhượng 30% vốn góp của Tổng công ty SX-XNK Bình Dương tại Công ty Tân Phú và chuyển nhượng 100% vốn tại Công ty Tân Phú cho Công ty Thuận Lợi với giá 350 tỷ đồng, nếu không thực hiện sẽ bồi thường cho Công ty Thuận Lợi 800 tỷ đồng.

Kết quả điều tra của các cơ quan chức năng đã làm rõ cơ bản những nội dung như: Thực hiện Hợp đồng nhận chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty Tân Phú từ Công ty Âu Lạc, phía bà Đặng Thị Kim Oanh đã chuyển 330 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Âu Lạc và chuyển 20 tỷ đồng vào tài khoản của Nguyễn Đại Dương.

Trong số tiền Công ty Âu Lạc nhận được: Nguyễn Quốc Hùng chuyển 220 tỷ đồng cho Nguyễn Đại Dương; rút vốn 10 tỷ trong khi thực góp vốn 6 tỷ đồng vào Công ty Âu Lạc; chuyển 80 tỷ đồng để góp vốn vào Công ty Tân Phú cho đủ 140 tỷ đồng và số tiền này được Công ty Tân Phú sử dụng để thanh toán cho Tổng công ty 3/2 trong việc nhận chuyển nhượng khu đất 43 ha; chuyển 20 tỷ đồng để thanh toán tiền nhận chuyển nhượng 30% vốn góp của Tổng công ty 3/2.

Ở đây, có thể đặt ra những dấu hỏi, hoài nghi về hành vi việc Nguyễn Đại Dương dùng chính nguồn tiền của phía bà Đặng Thị Kim Oanh để thực hiện các hành vi phạm tội?

Vai trò của Công ty Kim Oanh?

Hội đồng định giá xác định giá khu đất 43 ha tại thời điểm chuyển nhượng tháng 12/2016 là 552,9 tỷ đồng, so với giá chuyển nhượng 250 tỷ cho Công ty Tân Phú, số tiền thiệt hại là 302,8 tỷ đồng. Thiệt hại này là để xác định trách nhiệm hình sự của các cá nhân sai phạm.

Sau khi thâu tóm Công ty Tân Phú, Công ty Kim Oanh dùng Dự án này huy động vốn của hàng trăm khách hàng thông qua Hợp đồng vay tiền/góp vốn đầu tư. Đơn giá đất theo Hợp đồng lên đến hơn 43 triệu đồng/m2, gấp hơn 75 lần so với giá đất Tổng công ty 3/2 bán cho Công ty Tân Phú ban đầu (570.000 đồng/m2). Chỉ tính tiền chuyển đến tài khoản Công ty Tân Phú, tổng số hơn 466 tỷ đồng, chưa kể giao dịch tiền mặt. Chỉ huy động một phần nhỏ của dự án, khi chưa có giấy phép, Công ty Kim Oanh đã thu về số tiền lớn hơn số tiền 350 tỷ đồng bỏ ra để mua Công ty Tân Phú nhằm có 43 ha đất.

Ngoài ra, trong kết quả điều tra của các cơ quan chức năng đã làm rõ cơ bản những nội dung như: Bà Đặng Thị Kim Oanh không biết, không liên quan đến hành vi trái pháp luật của Nguyễn Văn Minh và đồng phạm. Không có cơ sở chứng minh bà Đặng Thị Kim Oanh câu kết với bị can Nguyễn Đại Dương thành lập pháp nhân Công ty Tân Phú; cùng Nguyễn Đại Dương mua bán, chuyển nhượng khu đất 43 ha trái quy định pháp luật… Việc bà Đặng Thị Kim Oanh chuyển tiền vay và cho vay với Nguyễn Đại Dương không liên quan đến hành vi làm trái.

Như vậy, bà Đặng Thị Kim Oanh có chuyển tiền cho Nguyễn Đại Dương, nhưng là cho vay (?). Các cơ quan chức năng cần làm rõ một số nghi vấn để xác định vai trò của cá nhân, tổ chức trong vụ án này: Phía công ty Kim Oanh tham gia giao dịch ngay từ giai đoạn đầu của vụ án, Công ty Kim Oanh là người thụ hưởng lợi ích sau cùng của cả chuỗi hành vi trên. Thiệt hại của Nhà nước chính là lợi ích của Công ty Kim Oanh. Lợi ích tính vào thời điểm chuyển nhượng đất là hàng trăm tỷ, vào thời điểm hiện nay là hàng ngàn tỷ đồng.

Do các sai phạm về xác định giá đất, Tổng công ty 3/2 chỉ phải nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 5 tỷ đồng (tương đương 52.000 đồng/m2) để được sử dụng 43 ha đất này. Bị can Nguyễn Đại Dương bàn bạc, thỏa thuận chuyển nhượng Công ty Tân Phú kèm theo khu đất cho bà Đặng Thị Kim Oanh từ khi chưa có 100% cổ phần, Công ty Tân Phú chưa có đất. Công ty Tân Phú chưa nhận chuyển nhượng đất, chưa thanh toán tiền cho Tổng công ty 3/2 nhưng lại nêu đã nhận chuyển nhượng và thanh toán tiền. Quá trình cổ phần hóa Tổng công ty 3/2 cũng diễn ra trong thời gian dài, nhiều thông tin được nêu công khai.

Tại sao một người có hiểu biết, kinh nghiệm kinh doanh bất động sản như bà Đặng Thị Kim Oanh lại không biết, không kiểm tra các thông tin, chứng từ về khu đất trước khi thỏa thuận, trước khi trả tiền?

Có thể thấy phía bà Đặng Thị Kim Oanh (Công ty Thuận Lợi) mua Công ty Tân Phú từ Nguyễn Đại Dương (Công ty Âu Lạc) kèm theo khu đất với giá 350 tỷ đồng. Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Văn Minh không hưởng lợi, thậm chí còn chịu lỗ các chi phí phát sinh, giá của khu đất vào cùng thời điểm theo định giá cũng đã là 552,9 tỷ đồng.

Nguyễn Đại Dương và Nguyễn Văn Minh là các doanh nhân, có kinh nghiệm, vậy tại sao lại phải phạm tội đến cùng, trong thời gian dài, quyết tâm thực hiện bằng được thỏa thuận với phía bà Kim Oanh để chịu lỗ. Động cơ phạm tội của Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Đại Dương là gì?

Một điểm nghi vấn nữa, giá thỏa thuận mua Công ty Tân Phú chỉ là 350 tỷ đồng, Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Văn Minh không hưởng lợi với giá này, nhưng mới chỉ ký thỏa thuận, khi chưa có quyền với đất và cổ phần, Nguyễn Đại Dương sẵn sàng cam kết bồi thường phía bà Đặng Thị Kim Oanh 800 tỷ đồng nếu không thực hiện đúng thỏa thuận.

Tại sao lại có thỏa thuận bất thường này, liệu thỏa thuận này có che dấu một thỏa thuận khác là bên mua chuyển số tiền chênh lệch cho bên bán hay không, để đề phòng bên bán không thực hiện thỏa thuận và cũng không trả lại tiền chênh lệch?

Trong vụ án “bán rẻ” khu đất “vàng” số 8 – 12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM, Tòa đã xét xử và tuyên phạt bà Lê Thị Thanh Thúy (chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Tháng Năm) 5 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Tòa cho rằng bà Thúy thành lập Công ty Hoa Tháng Năm để thực hiện hành vi phạm tội và sử dụng phần vốn góp của mình để thực hiện hành vi phạm tội nên tịch thu 189 tỉ đồng mà Công ty Hoa Tháng Năm góp vốn vào Công ty Lavenue.

PV
Theo VnMedia.vn Copy
Công tác phát triển nhà ở và thị trường bất động sản năm 2022

Công tác phát triển nhà ở và thị trường bất động sản năm 2022

Tại hội nghị Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2022 của ngành Xây dựng vừa diễn ra, Bộ Xây dựng đã nêu một số công tác phát triển nhà ở và thị trường bất động sản năm 2022.
Quảng Ninh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch dự án khu đô thị du lịch biển quy mô 2.450ha

Quảng Ninh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch dự án khu đô thị du lịch biển quy mô 2.450ha

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định 4416/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu A6 - Khu đô thị du lịch biển thuộc Khu kinh tế Cửa Khẩu Móng Cái.
Thanh Hóa: 79 Dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai bị thanh tra

Thanh Hóa: 79 Dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai bị thanh tra

Kết quả thanh tra thực hiện dự án đầu tư và sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp được Nhà nước giao đất ở Thanh Hóa gần đây cho thấy, có tới 79 dự án không sử dụng đất hoặc chậm sử dụng đất, vi phạm Luật Đất đai.
Goldman Sachs kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ đạt mức kỷ lục vào 2 năm tới

Goldman Sachs kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ đạt mức kỷ lục vào 2 năm tới

Goldman Sachs dự kiến ​​nhu cầu dầu trung bình trên toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục trong hai năm tới do nhu cầu về hàng không và vận tải, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng gia tăng.
Tesla đối mặt kiện tụng vì 'cú tweet' của Elon Musk

Tesla đối mặt kiện tụng vì "cú tweet" của Elon Musk

Tesla đang phải đối mặt với một vụ kiện về các bài đăng trên mạng xã hội Twitter của CEO Elon Musk, bao gồm cuộc thăm dò bán 10% cổ phiếu trên Twitter của tỷ phú này.
10 nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới

10 nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới

Hiện tại, Đài Loan, Trung Quốc đại lục và Hàn Quốc chiếm tổng cộng gần 87% thị phần chất bán dẫn toàn cầu...
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp