Đợt dịch Covid lần thứ 4 bùng phát với tốc độ lây lan chưa từng có tại nhiều địa phương trong cả nước, gây ra nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và chuỗi sản xuất công nghiệp… Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã kịp thời đánh giá đúng tình hình, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam và cả nước.
Trong năm 2021, để phát triển thị trường trong nước trở thành trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, Bộ Công Thương trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có một chiến lược tổng thể cho phát triển thị trường nội địa.
Điều này thể hiện quyết tâm của Bộ Công Thương trong việc phát triển hoạt động thương mại trong nước không chỉ tăng về lượng mà còn đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững, gắn liền với hiệu quả đầu tư và phát triển sản phẩm, thương hiệu Việt, trên cơ sở phát huy nội lực của thị trường trong nước.
Với những giải pháp đồng bộ trên, năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2021 ước đạt 4789,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Cũng trong năm 2021, công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại được đặc biệt quan tâm đẩy mạnh và đổi mới phương thức quản lý, góp phần bảo vệ và hỗ trợ thị trường trong nước phát triển lành mạnh. Trong năm, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện xử lý 41.375 vụ vi phạm, ước thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng.
Đặc biệt, Bộ Công Thương đã tham mưu, cho Chính phủ ban hành Quyết định số 1163/QĐQĐ-TTg ngày 13/7/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có một chiến lược tổng thể cho phát triển thị trường nội địa. Qua đó thể hiện quyết tâm của Bộ Công Thương trong việc phát triển hoạt động thương mại trong nước không chỉ tăng về lượng mà còn đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững, gắn liền với hiệu quả đầu tư và phát triển sản phẩm, thương hiệu Việt, trên cơ sở phát huy nội lực của thị trường trong nước.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm bản lề, tạo nền tảng thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước tiếp tục có những yếu tố bất lợi; đặc biệt là đại dịch Covid-19 có thể còn diễn biến phức tạp, khó lường; chiến tranh thương mại giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; tăng trưởng kinh tế thế giới chưa vững chắc, không đồng đều; áp lực lạm phát, rủi ro và bất ổn của thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng…
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác, bứt phá vươn lên, thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022 đã được Chính phủ giao, ngành Công Thương đặt ra 5 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống.