Đại dịch khiến bất bình đẳng trong lao động ngày càng gia tăng

Thứ năm, 16/12/2021 | 11:29 Theo dõi CFĐT trên

Báo cáo với nhan đề Một cuộc khủng hoảng hoàn toàn khác—COVID-19 và các thị trường lao động ở Đông Nam Á nhận thấy rằng nhóm người trẻ (15-24 tuổi), vốn chiếm chưa đầy 15% lực lượng lao động ở Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã chiếm tới 45% số việc làm bị mất tại giai đoạn cao điểm của dịch bệnh vào năm 2020. Ở Thái Lan, phụ nữ chiếm tới 60% tổng số việc làm bị mất, bao gồm 90% trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, trong Quý 2 năm 2020.

Đại dịch cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng giữa lao động có tay nghề và lao động phổ thông, gây tổn hại tới lao động kỹ năng thấp cũng như lao động có trình độ trung bình, những người mà công việc của họ đang đối mặt với khả năng tự động hóa hoặc bị chuyển đi nơi khác. Lao động phi chính thức, lao động tự do, lao động tạm thời và lao động nhập cư là những nhóm dễ bị tổn thương nhất.

Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB, ông Ramesh Subramaniam, nhận định: “Bất chấp những nỗ lực ứng phó chưa từng có của chính phủ, COVID-19 đã làm lộ ra những lỗ hổng đáng kể về bảo trợ xã hội liên quan đến tình trạng lao động phi chính thức cao và dai dẳng trong toàn khu vực.

Nó cũng tạo cơ hội cho các quốc gia khắc phục những lỗ hổng này và mở rộng phạm vi bảo hiểm cho những người hưởng lợi mới và các nhóm bị loại trừ. Khi quá trình phục hồi diễn ra, trọng tâm của chính sách tài khóa có thể chuyển mạnh hơn từ cứu trợ sang kích thích, và từ kích thích sang đầu tư cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Báo cáo xem xét cách thức COVID-19 tác động đến thị trường lao động ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam kể từ đầu đại dịch. Việc này nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách xác định những ưu tiên, hạn chế và cơ hội để xây dựng và triển khai các chiến lược thị trường lao động hiệu quả trong quá trình phục hồi kinh tế và sau này.

Khu vực này đã bị ảnh hưởng nặng nề trong Quý 2 năm 2020, khi các biện pháp ngăn chặn của chính phủ ở mức nghiêm ngặt nhất. Trong thời gian đó, cứ năm công nhân ở Philippines thì có một người bị mất việc làm hoặc rời bỏ lực lượng lao động. Khoảng 90% số lao động Việt Nam bị mất việc làm đã ngừng tìm việc làm mới, con số này ở Indonesia là 60% và Malaysia là 40%. 

Trưởng Ban Phát triển con người và Xã hội khu vực Đông Nam Á của ADB, bà Ayako Inagaki chia sẻ: “Đại dịch cùng nguy cơ tăng trưởng kinh tế trì trệ và bất bình đẳng gia tăng đã nhấn mạnh sự cần thiết của chính sách tài khóa vượt ra ngoài vai trò phản chu kỳ của nó thông qua tăng cường đầu tư cho bảo trợ xã hội và cơ sở hạ tầng cho hoạt động này. Các quốc gia cần đẩy mạnh đầu tư cho vốn con người và huy động các nguồn lực trong nước để xây dựng những chương trình bảo trợ xã hội bền vững, bao trùm và tăng cường đóng góp cho bảo hiểm xã hội.”

Khác với các cuộc khủng hoảng trước đây, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, sụt giảm nhu cầu trong nước và quốc tế, hạn chế di chuyển và đi lại, và khả năng làm việc từ xa hạn chế đã dẫn đến tình trạng cắt giảm lượng lớn việc làm trong nông nghiệp, bán buôn và bán lẻ—những lĩnh vực thường thu hút lao động bị dịch chuyển trong các cuộc khủng hoảng. Sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn trong số việc làm ròng bị mất đi ở nhiều nước Đông Nam Á. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa bị ảnh hưởng lớn hơn từ tình trạng cắt giảm việc làm, do họ có thanh khoản kém hơn hoặc ít khả năng tiếp cận hỗ trợ của chính phủ hơn.

Lao động trẻ nhiều khả năng bị mất việc hơn, chủ yếu bởi vì họ chiếm ưu thế trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề như khách sạn và nhà hàng, cũng như thương mại bán buôn và bán lẻ. Phụ nữ, ở tất cả các quốc gia mà báo cáo xem xét và ở tất cả các nhóm tuổi, có nhiều khả năng rời bỏ lực lượng lao động, chủ yếu để chăm sóc gia đình trong thời gian diễn ra đại dịch. Phụ nữ gia nhập lại lực lượng lao động vào đầu năm 2021 phần lớn là lao động tự do hoặc trong khu vực phi chính thức, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của họ về lâu dài. 

Lao động phi chính thức, những người chiếm tỉ trọng lớn trong số lao động nghèo và cận nghèo của khu vực, đặc biệt dễ bị tổn thương trước khủng hoảng do họ bị hạn chế về bảo đảm việc làm và bảo trợ xã hội. Mười triệu lao động nhập cư của khu vực cũng bị ảnh hưởng bởi những hạn chế trong di chuyển và đi lại, vì họ thường không có sự bảo đảm về việc làm hoặc không được tiếp cận các hệ thống y tế và phúc lợi ở nước sở tại.

Minh Ngọc
Từ khóa: ADB ngân hàng báo cáo
Theo VnMedia.vn Copy
Tỷ giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ

Tỷ giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ

Ngày 16/12, tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng trong ngày ở mức 23.222 đồng, tăng 27 đồng so với giá niêm yết trước đó.
Giá vàng thế giới tăng nhẹ, trong nước giảm

Giá vàng thế giới tăng nhẹ, trong nước giảm

Sáng ngày 16/12, giá vàng trong nước giảm trung bình hơn 200.000 đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên mức 1.780,3 USD/ ounce.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 16/12

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 16/12

Cafedautu.vn sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 16/12 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Sau Tencent, Baidu, ‘gã khổng lồ’ Alibaba gia nhập cuộc đua metaverse

Sau Tencent, Baidu, ‘gã khổng lồ’ Alibaba gia nhập cuộc đua metaverse

Mới đây, “gã khổng lồ” Alibaba đã đăng ký một công ty con mang tên Yuanjing Shengsheng nhằm phát triển game trên nền tảng metaverse. Đây được cho là nỗ lực của ông lớn Trung Quốc trong cuộc đua trên thị trường metaverse, nơi mà nhiều người cho rằng là tương lai của internet.
CEO nào tại vị lâu nhất trong nhóm công ty S&P 500 của Mỹ?

CEO nào tại vị lâu nhất trong nhóm công ty S&P 500 của Mỹ?

Việc một công ty có CEO giữ chức lâu năm nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư bởi yếu tố này có thể tác động tới lợi nhuận của cổ phiếu.
Cổ phiếu bất động sản Trung Quốc xuống mức thấp nhất gần 5 năm

Cổ phiếu bất động sản Trung Quốc xuống mức thấp nhất gần 5 năm

Cổ phiếu bất động sản của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất gần 5 năm sau thỏa thuận giữa hai đơn vị thuộc Shimao Group Holdings Ltd. Điều này làm dấy lên những lo ngại về quản trị công ty trong một lĩnh vực đang phải vật lộn với khủng hoảng thanh khoản.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp