Đại biểu Quốc hội kiến nghị tạm hoãn tăng học phí vào năm học tới

Chủ nhật, 05/06/2022 | 21:04 Theo dõi CFĐT trên

Theo Nghị định 81, năm 2022-2023 trở đi, học phí sẽ tăng lên rất nhiều, song trước tác động của dịch Covid-19 đến đời sống xã hội, đại biểu Quốc hội kiến nghị tạm hoãn tăng học phí trong năm học tới để giảm gánh nặng cho phụ huynh.

HĐND TP Hà Nội vừa công bố dự thảo Nghị quyết về việc quy định mức thu học phí với các trường mầm non, phổ thông công lập tại Hà Nội từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026 để xem xét, thông qua tại kỳ họp vào đầu tháng 7 tới.

Theo dự thảo này, năm học 2022-2023, dự kiến mức thu học phí trung học cơ sở từ 50.000-300.000 đồng/tháng, gấp đôi mức 19.000 - 155.000 đồng đang áp dụng. Hầu hết các bậc học còn lại cũng có mức tăng tương tự.

Tại TP.HCM, phương án học phí đề xuất cho năm học 2022-2023 ở bậc THCS tăng từ 60.000 lên 300.000 đồng/tháng, tăng gấp 5 lần so với trước đây, các cấp học khác tăng 70.000 - 180.000 đồng/tháng, tùy khu vực. Lý giải về mức tăng này, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, Nghị định 81/2021 có hiệu lực từ tháng 10/2021 và thay thế Nghị định 86/2015 của Chính phủ. Từ tháng 11/2021, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có dự kiến áp dụng mức học phí cho năm học 2021- 2022 nhưng thời điểm đó dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp nên đã tham mưu giữ nguyên mức học phí cũ. Do Nghị định 81 đã có hiệu lực nên hiện phải thực hiện.

Tại nhiều địa phương, dự kiến mức học phí trong năm học mới 2022-2023 cũng sẽ tăng mạnh.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy, đoàn Tây Ninh cho rằng, việc xem xét giảm học phí cần phải làm ngay khi đời sống người dân đang bị kiệt quệ sau gần 3 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

“Tôi cho rằng cần xem xét giảm học phí, giảm các khoản thu khác bao gồm cả giảm giá sách giáo khoa để đảm bảo đời sống, việc học tập của học sinh trên cả nước được trở lại bình thường”, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy nêu quan điểm.

Ngày 1/6, tại phiên giải trình về vấn đề học phí trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thông tin, như năm học 2021-2022, trước tác động của dịch bệnh, Bộ đã có nhiều văn bản gửi các địa phương xem xét giữ ổn định, giảm học phí các cấp. Tuy nhiên, theo đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy, chủ trương giảm học phí là cần thiết, do đó Bộ GD-ĐT cần có chỉ đạo, định hướng đồng bộ trên cả nước, tránh tình trạng có nơi được giảm, nơi lại tăng.

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi, đoàn Bến Tre, trong Nghị định 81, mức học phí ở giai đoạn hiện nay so với giai đoạn trước đây tăng lên rất nhiều lần, có thể từ 3-5 lần. Trong năm học 2021-2022, Bộ GD-ĐT đã có các cơ chế để mức học phí giữ ổn định như những năm trước, tuy nhiên, theo Nghị định 81 năm 2022-2023 trở đi sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó, đại biểu kiến nghị trong điều kiện hiện nay khi đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 vừa qua, nên có chỉ đạo thống nhất để tạm hoãn việc tăng học phí, ít nhất là trong năm tới để tạo điều kiện cho học sinh được đến trường, đời sống của người dân giảm bớt khó khăn.

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung, đoàn Hải Dương cũng đồng quan điểm cho rằng ở các bậc tiểu học, trung học cơ sở hay phổ thông trung học cần có cơ chế, giải pháp giảm học phí ở mức thấp nhất, hỗ trợ tốt nhất để học sinh được đến trường, phát triển toàn diện. Nếu tăng có thể xem xét ở các cấp học cao hơn như đại học và sau đại học, lúc này các em đã có thể tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình, đi làm thêm để trang trải học phí.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa lại quan tâm đến vấn đề sách giáo khoa hiện nay. Đại biểu cho rằng, ngoài nguyên nhân về “giấy mực”, thì sách giáo khoa mới tăng giá mạnh từ 2-4 lần do số đầu sách trong từng bộ tăng hơn nhiều so với bộ sách cũ. Đối với các gia đình có nguồn thu nhập thấp, hoặc có nhiều con đi học thì chi phí mua sách giáo khoa cũng là một gánh nặng. Điều này đã được rất nhiều phụ huynh phản ánh.

Từ thực tế này, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, đoàn Đồng Tháp kiến nghị cần đẩy mạnh việc tuyên truyền cũng như có các giải pháp để chống lãng phí trong mua sắm SGK. Bộ GD-ĐT cũng cần có quy định cụ thể đâu là sách giáo khoa bắt buộc phải mua và đâu là sách tham khảo để phụ huynh có quyền lựa chọn. Hiện nay, việc đăng ký mua sách được thực hiện theo từng lớp, nên đôi khi phụ huynh cũng chịu những áp lực nhất định về việc mua sách. Ngoài ra, đại biểu cũng kiến nghị đối với các trường ở khu vực miền núi, cần có ngân sách để đầu tư sách giáo khoa đưa vào các thư viện, đảm bảo học sinh nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số có thể mượn sách học, thay vì mua sách./.

Theo VOV
Theo VnMedia.vn Copy
Bộ Công an điều tra, xử lý tội phạm tấn công hệ thống ngân hàng

Bộ Công an điều tra, xử lý tội phạm tấn công hệ thống ngân hàng

Bộ Công an đã đề nghị các ngân hàng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc khắc phục các lỗ hổng bảo mật hệ thống quản trị tại các máy chủ tại ngân hàng...
Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng nhiều hơn của OPEC+

Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng nhiều hơn của OPEC+

OPEC+ đã nhất trí trong tháng 7-8/2022 sẽ tăng sản lượng dầu thêm 648.000 thùng/ngày, cao hơn mức tăng hàng tháng 432.000 thùng/ngày đang áp dụng.
Việt Nam tăng 48 bậc, xếp thứ 14 về Chỉ số Phục hồi COVID-19

Việt Nam tăng 48 bậc, xếp thứ 14 về Chỉ số Phục hồi COVID-19

Theo dữ liệu Chỉ số Phục hồi COVID-19 (COVID-19 Recovery Index) mà Nikkei công bố cho tháng 5, Việt Nam tăng 48 bậc lên vị trí thứ 14. Nikkei cũng lưu ý, Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á miễn tất cả các quy định về xét nghiệm, tiêm chủng và cách ly cho khách du lịch nước ngoài.
Chương trình phục hồi kinh tế: Đã giải ngân được 22.000 tỷ đồng

Chương trình phục hồi kinh tế: Đã giải ngân được 22.000 tỷ đồng

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số tiền còn lại trong Chương trình phục hồi kinh tế là 301.000 tỷ đồng, đã giải ngân được 22.000 tỷ đồng, thuộc tất cả các hoạt động khác nhau.
Không có chuyện thiếu cung bất động sản do siết tín dụng

Không có chuyện thiếu cung bất động sản do siết tín dụng

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa bao giờ có văn bản sử dụng các từ như "siết", "cắt" tín dụng, bất động sản.
Kỷ luật nhiều cán bộ liên quan sai phạm dự án Đường tỉnh 927C 850 tỉ đồng

Kỷ luật nhiều cán bộ liên quan sai phạm dự án Đường tỉnh 927C 850 tỉ đồng

Vi phạm về công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án Đường tỉnh 927C, hàng loạt cán bộ, công chức huyện Châu Thành bị kỷ luật với hình thức khiển trách.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp