Vào năm 2017, Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của anh em nhà Tyler và Cameron Winklevoss là 3 tỷ đô la mỗi người.
Vào năm 2017, Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của anh em nhà Tyler và Cameron Winklevoss là 3 tỷ đô la mỗi người.
Bitcoin là một tài sản kỹ thuật số và hệ thống thanh toán với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 913,1 tỷ đô la vào tháng 12 năm 2021. Nó được nhiều người coi là một trong những loại tiền kỹ thuật số thành công nhất từng được tạo ra.
Quỹ giao dịch trao đổi bitcoin (ETF) đầu tiên được ra mắt vào tháng 10 năm 2021, đẩy tiền điện tử lên mức cao nhất mọi thời đại. Sự gia tăng chóng mặt của Bitcoin kể từ năm 2009 đã tạo ra một nhóm triệu phú đa dạng và đáng ngạc nhiên.
Sau đây là câu chuyện trở thành triệu phú của hai anh em Tyler và Cameron Winklevoss.
| Người đàn ông già chuyên truy lùng dự án tiền mã hoá lừa đảo
Hai anh em Tyler và Cameron Winklevoss trở nên nổi tiếng và trở thành triệu phú USD khi chia số tiền hàng triệu họ kiếm được từ vụ kiện Facebook thành tiền điện tử. Vụ kiện này cho thấy họ cùng với người sáng lập ra Facbook đã có những ý tưởng đầu tiên để thiết lập mạng xã hội lớn nhất hành tinh ngày nay.
Hai anh em Tyler và Cameron Winklevoss tuyên bố Zuckerberg ăn cắp ý tưởng của mình và đưa Mark Zuckerberg ra toà án. Đáp lại vụ kiện, Zuckerberg và Facebook cũng nộp đơn kiện. Sau đó, các bên đồng ý giải quyết vụ kiện này vào năm 2008.
Việc giải quyết được cho là bí mật, nhưng theo nhiều nguồn tin, Tyler và Cameron Winklevoss được bồi thường 65 triệu USD tiền mặt và một số cổ phiếu Facebook. Nên nhớ rằng Facebook tại thời điểm đó được định giá 3,7 tỷ USD. Đến năm 2012, khi Facebook IPO, số cổ phiểu của cặp song sinh được định giá 300 triệu đô la.
Sau đó, họ đã trở thành những nhà truyền thông đầu tiên trong hệ sinh thái tiền điện tử sau đợt tăng giá Bitcoin vào cuối năm 2017. Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của họ là 3 tỷ đô la mỗi người.
Trong khi phần lớn tài sản ước tính của họ đến từ các khoản đầu tư vào tiền điện tử, cặp song sinh nhà Winklevoss cũng là những doanh nhân bắt đầu thiết lập sàn giao dịch tiền điện tử Gemini. Sàn giao dịch được định giá 7,1 tỷ đô la sau khi gây quỹ 400 triệu đô la vào tháng 11 năm 2021. Họ cũng sở hữu Nifty Gateway, một nền tảng để mua và bán NFT (các mã thông báo không thể thay thế).
Trong những ngày đầu, Gemini gần như chỉ là nơi mua và bán Bitcoin. Nhưng ngày nay, sàn này cung cấp giao dịch và lưu ký 33 loại tiền mã hóa, bao gồm ether, đồng tiền cung cấp ngôn ngữ lập trình riêng cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng mà không cần máy chủ trung tâm; zcash – một token (tài sản kỹ thuật số) bảo vệ quyền riêng tư dựa trên Bitcoin; và mana – loại tiền mã hóa riêng của thế giới thực tế ảo Decentraland. Cặp song sinh cũng có token dựa trên nền tảng ethereum của riêng họ được gọi là Gemini Dollar, được bảo chứng bằng đồng đô la Mỹ theo tỉ lệ 1:1, do đó ổn định về giá.
Vào tháng 10.2015, Gemini trở thành một trong những tổ chức tài chính chuyên về Bitcoin đầu tiên nhận đặc quyền ủy thác từ bộ Dịch vụ Tài chính của New York (hiện nay có hơn 300 sàn giao dịch tiền mã hóa). Điều này có nghĩa họ phải tuân theo yêu cầu quy định giống như các ngân hàng như State Street, Northern Trust và có thể nhận tiền gửi ở tất cả 50 tiểu bang.
Dù khối lượng giao dịch của Gemini (29 tỉ đô la Mỹ trong 12 tháng qua) thấp hơn nhiều so với những gã khổng lồ như Binance và Coinbase, nhưng lại cạnh tranh với họ về điểm số “niềm tin” trong ngành, có sức nặng đáng kể trong một thị trường nơi các sàn giao dịch thường xuyên bị tấn công và lượng giao dịch giả mạo khá nhiều. Trong môi trường với các mức định giá cực kỳ cao như mức 68 tỉ đô la Mỹ của Coinbase, Gemini có thể kiếm được 6 tỉ đô la Mỹ cho dù có nguồn tài trợ bên ngoài hay không.
Cameron cho biết: “Gemini là cầu nối, để mọi người rời khỏi nền tài chính tập trung, khỏi ngân hàng hiện tại chuyển sang thế giới mới này. Mô hình kinh doanh của chúng tôi không dựa trên thông tin hoặc kiếm tiền từ quyền riêng tư mà dựa trên thị trường và phí giao dịch.”
| Chân dung các tỷ phú crypto trong bảng xếp hạng Forbes năm 2021