COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động thương mại dịch vụ khu vực kinh tế phía Nam

Thứ ba, 21/09/2021 | 10:08 Theo dõi CFĐT trên

Theo Tổng cục Thống kê, tại các tỉnh phía Nam, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới hoạt động thương mại, dịch vụ khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg kéo dài để hạn chế dịch bệnh lây lan. Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu là những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, trong đó phải kể đến hoạt động thương mại dịch vụ.

Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 8/2021, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước với quy mô lớn, mức độ lây lan nhanh nhất từ trước đến nay, trong khi nguồn cung ứng vắc xin còn hạn chế, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đã gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch; ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh, lao động. Đặc biệt tại các tỉnh phía Nam, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới hoạt động thương mại, dịch vụ khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg kéo dài để hạn chế dịch bệnh lây lan. Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu là những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, trong đó phải kể đến hoạt động thương mại dịch vụ.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt 35,5 nghìn tỷ đồng, giảm 15,9% so với tháng trước và giảm 59,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 609,4 nghìn tỷ đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó, doanh thu bán lẻ 8 tháng năm 2021 ước tính đạt 353 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,9% tổng mức và giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 35,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,8% và giảm 20%; doanh thu du lịch, lữ hành ước tính đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4% và giảm 52,2%; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước tính đạt 218,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% và giảm 14,6%.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại tỉnh Đồng Nai, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 8 năm 2021 ước tính đạt 12,7 nghìn tỷ đồng, giảm 14,1% so với tháng trước và giảm 15,6% so tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính đạt 124,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 0,67%).

Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 8 năm 2021 do Đồng Nai thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CP-TTg đến hết ngày 31/8/2021, đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của chuỗi cung ứng, bán lẻ trong thời gian qua, nhất là đối với các kênh bán lẻ truyền thống. Tính đến ngày 20/8, toàn tỉnh có 72/148 chợ tạm ngừng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Để thay thế các chợ tạm ngừng hoạt động, Sở Công Thương và nhiều địa phương, đã triển khai các kênh bán hàng thay thế, điểm trung chuyển, tập kết hàng hóa nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân. Có 553 điểm bán hàng thiết yếu và 162 điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa.… với giá bình ổn, được niêm yết giá rõ ràng. 

Ngoài ra các doanh nghiệp đã triển khai 30 điểm bán hàng nhu yếu phẩm bình ổn giá nhằm hỗ trợ người dân trong mùa dịch. Các điểm bán hàng này giúp cho người dân có thêm nhiều địa chỉ mua các mặt hàng thiết yếu với giá cả hợp lý, tuy nhiên hoạt động kinh doanh trong tháng khó khăn nên doanh thu bán lẻ tháng Tám giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tại tỉnh Bình Dương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 năm 2021 đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, giảm 2,6% so với tháng trước, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 166,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 106,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 63,6% tổng mức và tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 15,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,4% và giảm 21,7%; doanh thu dịch vụ khác đạt 45,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 27% và tăng 2,5%.

Để đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm đủ cung ứng cho người dân trên địa bàn, tỉnh Bình Dương đã xây dựng kế hoạch đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường tại các huyện, thị xã, thành phố, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự; mở rộng các điểm bán hàng thiết yếu và tăng cường chuyến xe lưu động, nhất là tại các khu vực có hiện tượng thiếu hụt hàng hóa cục bộ, khu vực bị cách ly, phong tỏa; xây dựng kế hoạch vùng tại các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp bán hàng lưu động, người giao hàng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tổ chức bán hàng lưu động, chợ ngoài trời, phiên chợ nhân đạo, chợ online 0 đồng, cùng với mô hình bưu cục và chợ thương mại điện tử,… đã góp phần nối liền chuỗi cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng, đến nay mạng lưới Bưu điện tỉnh đã tổ chức bán hàng tại 57 điểm trên các địa bàn huyện, thị xã thành phố (luân phiên từ 10-15 điểm/ngày). 

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 năm 2021 đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, giảm 5% so với tháng trước, giảm 37% so với cùng kỳ. Tính chung, 8 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt45,3 nghìn tỷ đồng, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Minh Ngọc 
Theo VnMedia.vn Copy
Cảnh báo chip giả, kém chất lượng giữa cuộc khủng hoảng khan hiếm chip toàn cầu

Cảnh báo chip giả, kém chất lượng giữa cuộc khủng hoảng khan hiếm chip toàn cầu

Nhiều nhà sản xuất "khát" chip rơi vào cảnh trớ trêu khi mua phải chip giả, kém chất lượng qua các kênh phi truyền thống.
Bất chấp đại dịch Covid-19, xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng

Bất chấp đại dịch Covid-19, xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng

Trong 8 tháng đầu năm, bất chất đại dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn tăng trưởng khá, nhiều mặt hàng xuất khẩu nông sản tăng cả về lượng và giá trị xuất khẩu.
Xu hướng tiêu dùng các mặt hàng thủy sản của EU thay đổi vì Covid-19

Xu hướng tiêu dùng các mặt hàng thủy sản của EU thay đổi vì Covid-19

Liên minh châu Âu (EU) có 27 quốc gia thành viên với dân số là 447 triệu người (tháng 1/2021 theo thống kê của Eurostat). Đây là khu vực thị trường có nhu cầu và yêu cầu tiêu dùng, nhập khẩu thủy sản cao nhất thế giới hiện nay.
Xu hướng tiêu dùng các mặt hàng thủy sản của EU thay đổi vì Covid-19

Xu hướng tiêu dùng các mặt hàng thủy sản của EU thay đổi vì Covid-19

Liên minh châu Âu (EU) có 27 quốc gia thành viên với dân số là 447 triệu người (tháng 1/2021 theo thống kê của Eurostat). Đây là khu vực thị trường có nhu cầu và yêu cầu tiêu dùng, nhập khẩu thủy sản cao nhất thế giới hiện nay.
Tiêu thụ điện toàn quốc tiếp tục giảm do giãn cách xã hội

Tiêu thụ điện toàn quốc tiếp tục giảm do giãn cách xã hội

Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, tiêu thụ điện toàn quốc và miền Nam tiếp tục giảm thấp trong 2 tuần đầu của tháng 9/2021.
Phát hiện xe “luồng xanh” vận chuyển máy đo nồng độ oxy trong máu vi phạm nhãn

Phát hiện xe “luồng xanh” vận chuyển máy đo nồng độ oxy trong máu vi phạm nhãn

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Tiền Giang kiểm tra, phát hiện 03 vụ vi phạm trong ngày 19/9/2021. Trong đó, có 24 cái máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 xuất xứ Trung Quốc vi phạm nhãn được vận chuyển trên xe “luồng xanh”.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp