Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Địa ốc First Real (HOSE: FIR) ra khỏi danh sách bị cảnh báo kể từ phiên giao dịch 5/7.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Địa ốc First Real (HOSE: FIR) ra khỏi danh sách bị cảnh báo kể từ phiên giao dịch 5/7.
Nguyên nhân FIR thoát khỏi diện cảnh báo là bởi Công ty đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vào ngày 30/6/2022, khắc phục được nguyên nhân đưa vào diện cảnh báo theo quy định pháp luật trong lĩnh vực thị trường chứng khoán.
Thông tin thêm, năm 2014, Công ty Cổ phần Địa ốc First Real được thành lập với vốn điều lệ 2 tỷ đồng. Năm 2018, giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực Môi giới, tư vấn, phân phối bất động sản; Đầu tư kinh doanh bất động sản. FIR đang sở hữu sàn giao dịch trực tuyến chuyên cung cấp các thông tin về các dự án bất động sản mà Công ty đang tiến hành phân phối, chủ yếu tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Chưa họp ĐHĐCĐ, cổ phiếu của CTCP Địa ốc First Real bị cảnh báo
Xét về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022 (1/10/2021 đến 31/3/2022), Địa ốc First Real ghi nhận doanh thu tăng 152,8% so với cùng kỳ lên 168,16 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng thêm 54,71 tỷ đồng lên 57,06 tỷ đồng.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 188,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 84,18 tỷ đồng lên 128,81 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 47,3%, tương ứng giảm 3,99 tỷ đồng về 4,44 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 78,7%, tương ứng tăng thêm 22,29 tỷ đồng lên 50,61 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Tiếp đó, năm 2022, Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 450 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 120 tỷ đồng, lần lượt gấp 2,3 lần và 3 lần kết quả 2021. Ngoài ra, FIR còn muốn tăng vốn điều lệ từ 270 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng.
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm 2022, Địa ốc First Real ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm 96,18 tỷ đồng, so với cùng kỳ âm 8,91 tỷ đồng, nguyên nhân chính do công ty tăng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 7,87 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 107,3 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Được biết, từ năm 2016 tới năm 2021, Công ty có 4/6 năm dòng tiền kinh doanh chính âm. Trong đó, dòng tiền âm kỷ lục nhất là năm 2018 khi Công ty ghi âm 77 tỷ đồng. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2022, dòng tiền kinh doanh chính đã âm kỷ lục từ năm 2016 tới nay.
Cụ thể, dòng tiền kinh doanh chính năm 2016 âm 17,7 tỷ đồng; năm 2017 âm 19,7 tỷ đồng; năm 2018 âm 77 tỷ đồng, năm 2019 dương 116,8 tỷ đồng, năm 2020 dương 16,4 tỷ đồng và năm 2021 âm 46,8 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu FIR giao dịch ở ngưỡng 42,000 đồng/cổ phiếu tại thời điểm đóng cửa phiên 1/7.
Xem thêm: Hàng loạt 'đại dự án' bất động sản ở Đồng Nai bị thu hồi