Ngay cả khi không tính đến giao dịch của NVL và PDR thì sáng nay tổng giá trị khớp lệnh hai sàn vẫn sụt giảm mạnh. Số lớn cổ phiếu giảm giá khiến độ rộng của VN-Index co hẹp đáng kể, nhưng chỉ số này vẫn đang tăng gần 2 điểm nhừ lực kéo của một số mã vốn hóa lớn...
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trong VN-Index cơ bản vẫn tăng giá, là nguyên nhân giúp chỉ số này xanh, trong khi đa số cổ phiếu thành phần lại đỏ.
Ngay cả khi không tính đến giao dịch của NVL và PDR thì sáng nay tổng giá trị khớp lệnh hai sàn vẫn sụt giảm mạnh. Số lớn cổ phiếu giảm giá khiến độ rộng của VN-Index co hẹp đáng kể, nhưng chỉ số này vẫn đang tăng gần 2 điểm nhừ lực kéo của một số mã vốn hóa lớn.
Nhóm blue-chips VN30 sau phiên điều chỉnh hôm qua đã quay lại đà tăng. Độ rộng của rổ này ghi nhận 16 mã tăng/12 mã giảm và chỉ số đại diện tăng 0,03%. Cổ phiếu ngân hàng đã quay lại nâng đỡ các chỉ số.
13/27 cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng tăng giá sáng nay, trong khi 8/27 mã giảm cho thấy mặt bằng giá nhóm này khá tích cực. Dẫn đầu là BID tăng 3,98%, STB tăng 2,96%, CTG tăng 2,93%. Ngoài ra là SHB tăng 1,55%, TCB tăng 1,14%. Các trụ khác khá mạnh là VIC tăng 1,64%, VHM tăng 0,66% và PLX tăng 3,05%.
Nhờ nhóm vốn hóa lớn này tăng, VN-Index có lợi thế về điểm số, dù độ rộng chỉ là 136 mã tăng/260 mã giảm. Nếu như các phiên trước blue-chips điều chỉnh, thị trường rơi vào trạng thái “đỏ vỏ xanh lòng” thì sáng nay ngược lại.
Tuy vậy đà tăng của nhóm blue-chips không có sự hỗ trợ từ thanh khoản. VN30 sáng nay giao dịch rất kém với 1.602 tỷ đồng dù NVL vẫn khớp khá lớn hơn 657 tỷ đồng. Nếu không tính đến giao dịch của NVL thì sáng nay thanh khoản của nhóm blue-chips còn chưa bằng một phần ba mức giao dịch sáng hôm qua.
Trạng thái thanh khoản thấp cũng là tình trạng chung trên toàn thị trường. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết chỉ đạt gần 3.519 tỷ đồng, giảm 65% so với sáng hôm qua. Nếu cùng trừ đi giao dịch của NVL và PDR thì giao dịch sáng nay vẫn giảm tới 46%.
Thanh khoản giảm nhìn ở góc độ thị trường đang có nhu cầu chốt lời ngắn hạn thì vẫn là tín hiệu tốt. Nhà đầu tư có vẻ không muốn bán ra nhiều. Tuy vậy với 140 mã cổ phiếu trong VN-Index đang giảm trên 1% thì biên độ rớt giá cũng là khá lớn. Lực cầu đang suy yếu ở các mức giá cao và bên mua vẫn chọn chiến thuật chờ mua giá thấp. Nếu phiên chiều nay lượng hàng về bán ra nhiều hơn thì biên độ giảm giá có thể sẽ tăng mạnh cùng với thanh khoản cải thiện.
NVL và PDR tiếp tục là hai cổ phiếu giảm sàn mất thanh khoản sáng nay. Sau đợt bắt đáy lớn hôm qua nhưng giá vẫn giảm kịch biên độ, áp lực bán tiếp tục xuất hiện phiên này, nhưng không còn quy mô lớn như trước. NVL khớp xong 27,8 triệu cổ trị giá 657,1 tỷ đồng trong buổi sáng và hiện còn dư bán sàn 577.900 cổ, khá nhỏ. PDR mới chạy thoát được 738 ngàn cổ trị giá hơn 11 tỷ đồng và vẫn dư bán sàn 121,8 triệu cổ nữa. HPX dư bán sàn gần 42 triệu cổ. Nhóm cổ phiếu bất động sản nói chung đã nguội đi đáng kể, hiện chỉ còn vài mã tích cực như VRE, NTL, VIC, BIG, BII, NVT... là tăng trên 1%.
Phía tăng giá trên HoSE hiện cũng chỉ có 64 mã vượt tham chiếu trên 1%, chiếm 47% số lượng cổ phiếu tăng giá. Thanh khoản chung quá tệ nên rất hiêm mã đạt thanh khoản cao từ 50 tỷ đồng trở lên, như BID, STB, CTG, POW, GEX, DGC.
Khối ngoại cũng đang giao dịch chán nản, với tổng giá trị mua vào tại HoSE là 396 tỷ đồng, trong khi bán ra 463,8 tỷ đồng. Mức ròng tương ứng -67,8 tỷ đồng. NVL đang bị bán ròng lớn nhất với 192 tỷ, nhưng số còn lại hầu như không đáng kể. CỔ phiếu bị bán nhiều nhất sau NVL là DGC cũng chỉ -18,4 tỷ và cổ phiếu đứng thsư 3 là VCB là -6,3 tỷ đồng. Phía mua có STB +41 tỷ, CTG +16,4 tỷ, POW +15 tỷ, NT2 +15 tỷ, BID +14,6 tỷ, PHR +11,6 tỷ.
Nếu cho rằng thị trường đang trong những phiên kiểm tra áp lực bán sau nhịp bật nảy tăng ngắn hạn thì thanh khoản suy giảm là một yếu tố thuận lợi. Dù vậy phiên sáng thường không phản ánh hết quan điểm của các nhà đầu tư, vì đến chiều lượng hàng mới về tài khoản, suy nghĩ có thể thay đổi. Việc chỉ số hầu như không phản ánh đúng giao dịch cũng thể hiện tín hiệu kém chính xác về cung cầu.
Hơn hai năm thực hiện các chính sách làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đều tháo chạy khỏi Trung Quốc, Tuy nhiên, chỉ trong 2 tuần ngắn ngủi gần đây, quốc gia này đã lấy lại được sức hút đối với giới đầu tư quốc tế.
Sáng nay (23/11), Bộ Tài Chính tổ chức cuộc họp bàn về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp. Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HOSE: CII) gần đây đã phê duyệt kế hoạch thoái vốn công ty con - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật Vinaphil.
Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.