Thị trường chứng khoán Mỹ đã phục hồi tại thời điểm chốt phiên hôm qua (ngày 5/7) sau khi những lo ngại về cuộc suy thoái đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư trong phiên sáng 5/7.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã phục hồi tại thời điểm chốt phiên hôm qua (ngày 5/7) sau khi những lo ngại về cuộc suy thoái đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư trong phiên sáng 5/7.
Mặc dù quan ngại về rủi ro suy thoái vẫn là rào cản lớn đối với thị trường Mỹ nhưng khả năng lãi suất được cắt giảm đã thúc đẩy lĩnh vực công nghệ.
Chỉ số Nasdaq Composite thiên về công nghệ tăng 1,75% lên 11.322,24 sau khi giảm mạnh hồi đầu phiên. S&P 500 tăng 0,16% lên 3.831,39 sau khi giảm 2% trước đó và Dow Jones giảm hơn 700 điểm và tiếp tục duy trì xu hướng giảm tại thời điểm chốt phiên khi giảm 129,44 điểm, tương đương 0,4%, ở mức 30.967,82.
Những cổ phiếu gắn liền với tăng trưởng kinh tế đều giảm mạnh ngày hôm qua, bao gồm các công ty sản xuất máy móc như Deere và Caterpillar giảm lần lượt 3,2% và 2,5%. Cổ phiếu của công ty khai khoáng Freeport-McMoRan cũng không ngoại lệ khi giảm 6,6%.
Cố vấn kinh tế trưởng của Allianz, Mohamed El-Erian cho hay: “Diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ phản ánh quan ngại nền kinh tế tăng trưởng chậm lại”.
Ở một diễn biến khác, việc lãi suất giảm đã thúc đẩy cổ phiếu nhóm ngành công nghệ theo hướng tăng trưởng và giúp chỉ số Nasdaq tăng trưởng tốt hơn.
Cụ thể, cổ phiếu của Docusign và Zoom Video tăng 6,7% và 8,5%. Ark Innovation, quỹ ETF chuyên đầu tư vào các cổ phiếu công nghệ mang tính đầu cơ, tăng hơn 8%.
Cổ phiếu nhóm tiêu dùng không thiết yếu, nằm trong số những cổ phiếu có hoạt động kém nhất trong những tuần gần đây, đã giúp thị trường phục hồi từ mức thấp trong phiên 5/7.
Amazon và Nike tăng hơn 3%, trong khi Target tăng 2,3%. Giá dầu rẻ hơn có thể là động lực cho cổ phiếu lĩnh vực này khi người tiêu dùng điều chỉnh các khoản chi tiêu của họ trong bối cảnh lạm phát cao.
Trái ngược với sắc xanh thị trường, cổ phiếu của Ford đã giảm 1% sau khi doanh số bán hàng quý II của hãng xe này tăng chậm hơn dự kiến.
Xem thêm: Người dân Mỹ chi tiêu chắt bóp
Những lo ngại về tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục “đeo bám” các nhà đầu tư. Thị trường ghi nhận có đến 4 tuần tiêu cực chỉ tính trong 5 tuần gần nhất, đặc biệt, chỉ số S&P 500 thấp hơn mức đỉnh lịch sử là 20%.
Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế cho rằng suy thoái khả năng cao sẽ xảy ra bởi GDP - yếu tố nhiều người dùng để báo hiệu suy thoái đã giảm liên tiếp trong hai quý đầu năm.
Thị trường Phố Wall trải qua 6 tháng đầu năm giảm điểm mạnh nhất sau hơn nửa thế kỷ, và không ít người cho rằng diễn biến thị trường đã phần nào phản ảnh quan ngại nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Chiến lược gia Jonathan Golub của Credit Suisse cho biết, ông hy vọng Mỹ sẽ tránh được suy thoái kinh tế, đồng thời hạ mục tiêu S&P 500 trong năm 2022 từ 4.900 xuống 4.300 điểm.
Ông nhận định: “Suy thoái được phản ánh qua tỷ lệ thất nghiệp cao, bên cạnh đó là việc người tiêu dùng và doanh nghiệp khó lòng hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của mình. Nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, tuy nhiên, những dấu hiệu kể trên chưa xuất hiện”.
Ngoài ra, theo ước tính của Dow Jones, tăng trưởng việc làm có thể chậm lại vào tháng 6 với 250.000 việc làm phi nông nghiệp được bổ sung, giảm so với 390.000 trong tháng 5. Các nhà kinh tế kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp sẽ giữ ở mức 3,6%.
Hơn nữa, báo cáo về số lượng đơn hàng sản xuất tháng 5 công bố trong ngày 5/7 ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh hơn dự báo.
Giới đầu tư cũng đang theo dõi sát quyết định từ Tổng thống Joe Biden về việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Các quan chức Nhà Trắng hy vọng việc chuyển đổi sẽ giúp giảm bớt gánh nặng lạm phát.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm kỳ hạn 2 năm đã đảo ngược vào phiên hôm qua, một chỉ báo cho rõ ràng cho một đợt suy thoái.
Xem thêm: Nomura: Nhiều nền kinh tế lớn sẽ rơi vào suy thoái