Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương giảm trong phiên giao dịch sáng hôm nay (ngày 14/6) sau khi chỉ số S&P 500 bước vào thị trường con gấu tại thời điểm đóng cửa giao dịch.
Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương giảm trong phiên giao dịch sáng hôm nay (ngày 14/6) sau khi chỉ số S&P 500 bước vào thị trường con gấu tại thời điểm đóng cửa giao dịch.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 2% do cổ phiếu của tập đoàn SoftBank Group giảm hơn 3%, trong khi chỉ số Topix giảm 1,55%.
Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 0,98% trong phiên sáng nay khi cổ phiếu của Alibaba niêm yết tại Hồng Kông giảm 4,77%.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng giảm khi Shanghai Composite giảm 1,09% và Shenzhen Component giảm 1,974%.
Tương tự, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,37%.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Úc đã mở cửa trở lại sau ngày nghỉ lễ hôm qua. Chỉ số S&P/ASX 200 giảm gần 5% và là một trong những chỉ số hoạt động kém nhất khu vực.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không bao gồm Nhật Bản, giảm 1,61%.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, phiên giao dịch hôm qua chìm trong sắc đỏ với S&P 500 giảm gần 4%, xuống mức 3.749,63 và chính thức rơi vào thị trường con gấu khi thấp hơn mức đỉnh hồi tháng 1/2022 là 21%.
Các chỉ số chính khác cũng giảm mạnh. Chỉ số Dow Jones giảm 876,05 điểm, tương đương 2,79%, xuống 30.516,74 và Nasdaq Composite giảm 4,68%, xuống khoảng 10.809,23.
Xem thêm: Chứng khoán Mỹ tiếp tục ghi nhận tình trạng bán tháo diện rộng
Những thiệt hại trên Phố Wall xảy ra khi các nhà đầu tư lo ngại Fed sẽ tăng mạnh lãi suất sau khi dữ liệu lạm phát được công bố hồi tuần trước. Các nhà hoạch định chính sách của Fed hiện đang cân nhắc mức tăng lãi suất là 75 điểm cơ bản vào cuối tuần này, lớn hơn ngưỡng tăng 50 điểm cơ bản mà nhiều nhà giao dịch đã mong đợi.
Eric Robertsen - Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered nhận định: “Nếu Fed không kiểm soát được lạm phát bây giờ, họ có thể đối mặt với tình trạng này sẽ kéo dài 10 năm và chúng ta sẽ rơi vào hoàn cảnh kinh tế của những năm 70”.
Ngoài ra, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm gần đây đã có động thái lớn nhất kể từ tháng 3/2020 và giao dịch lần cuối ở mức 3,37%. Lợi suất trái phiếu ngắn hạn 2 năm cũng có một bước nhảy vọt và hiện đang ở mốc 3,415%.
Lãi suất 2 năm hiện cao hơn lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm, thể hiện đường cong lợi suất đảo chiều - dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đứng đầu thế giới đang đối diện với nguy cơ suy thoái cực kỳ cao.
Đối với thị trường tiền tệ, chỉ số đồng USD, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ các đồng tiền khác, ở mức 105,169. Đồng Yên Nhật giao dịch ở mức 134,29/USD, mạnh hơn so với mốc 135 được ghi nhận vào phiên đầu tuần. Đồng AUD (đô la Úc) hiện ở mức 0,6946/USD sau khi giảm từ 0,7/USD trong phiên 13/6.
Xem thêm: Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm chạm mức cao nhất kể từ 2007