Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ hạn chế sử dụng các biện pháp cấm vận về kinh tế và tài chính. Đây là sự thay đổi được các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ kỳ vọng giúp tăng cường sức ảnh hưởng của chiến thuật ngoại giao mà Mỹ áp dụng những năm gần đây.
Sau cuộc rà soát các chính sách cấm vận kéo dài 9 tháng do Bộ Tài chính Mỹ đứng đầu, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 18/10 cho rằng các biện pháp cấm vận sẽ vẫn là một công cụ chính sách quan trọng nhưng cần được điều chỉnh tốt hơn.
“Để đạt được mục tiêu đó, một quy trình liên ngành mới sẽ được triển khai để xem xét các biện pháp cấm vận và cân nhắc nguy cơ gây ra các tổn hại không mong muốn cho các nhóm dễ bị tổn thương, sự phản kháng từ các đồng minh cũng như những hậu quả về kinh tế và địa chính trị khác”, Wall Street Journal dẫn nguồn từ một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ.
Sự thay đổi lớn này có thể đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách ngoại giao của Mỹ sau thời gian dài các chính quyền tiền nhiệm có xu hướng tìm đến các biện pháp cấm vận để trừng phạt những điều được cho là hành vi sai trái và thúc đẩy chính phủ nước ngoài tuân theo lợi ích của Mỹ.
Trong 2 thập kỷ qua, số lượng các biện pháp cấm vận mà Mỹ áp lên các chính phủ, doanh nghiệp, quan chức và các đối tượng khác đã tăng lên gấp 10 lần. Xu hướng này lên đến đỉnh điểm dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump với việc thường xuyên đưa các đối thủ vào “danh sách đen”.
Thời gian qua, Chính phủ nhiều nước, bao gồm cả một số đồng minh của Mỹ, thường chỉ trích việc áp dụng cấm vận của Mỹ là “chính sách tồi” và “công lý nối dài”. Nhiều bên ủng hộ việc dùng cấm vận cũng tỏ ra hoài nghi về hiệu quả, đồng thời quan ngại rằng các biện pháp này làm suy yếu quyền lực trên toàn cầu của Mỹ cũng như thúc đẩy việc tạo ra các hệ thống tài chính thay thế và sử dụng tiền ảo nằm ngoài khả năng ảnh hưởng của Mỹ.
Các biện pháp cấm vận đôi khi cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc đảm bảo các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Những người ủng hộ cho rằng các biện này thay thế cho việc dùng vũ lực, đặc biệt là khi chính quyền Trump tìm cách giảm bớt hiện diện quân sự của Mỹ ở nước ngoài. Các cựu quan chức của chính quyền Trump cũng từng khẳng định rằng việc dựa vào sự đồng thuận quốc tế và chờ đợi các đồng minh có thể dẫn đến những thỏa hiệp làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ.
Tính tới tác động của cấm vận với thị trường tài chính, kinh tế và dân số dễ tổn thương
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Adewale Adeyemo - người dẫn đầu cuộc rà soát nói trên, khẳng định cách tiếp cận mới trong chính sách ngoại giao của Mỹ nhằm "đảm bảo rằng các lệnh cấm vận vẫn là một công cụ an ninh quốc gia hiệu quả”. Trong cuộc rà soát này, các quan chức đã xem xét những lệnh cấm vận trước đay và nhận thấy rằng những lệnh cấm vận được xem xét kỹ lưỡng trước khi triển khai có khả năng thành công cao hơn.
Bên cạnh đó, một điểm quan trọng khác trong chiến lược đối ngoại của chính quyền Biden là kêu gọi hợp tác quốc tế cho các cơ chế trừng phạt, thay vì thực hiện một mình.
Quy trình liên ngành mới sẽ xem xét ảnh hưởng tiềm tàng của các biện pháp cấm vận đối với các thị trường tài chính, nền kinh tế cũng như nhóm dân số dễ bị tổn thương. Một quan chức Bộ Tài chính cho biết quy trình này giống với các thủ tục hành chính cần thiết để phê duyệt sử dụng quân đội.
Chính quyền Tổng thống Biden đã khôi phục việc áp dụng biện pháp cấm vận kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1/2021. Từ đó đến nay, khoảng 450 đối tượng, gồm cá nhân, công ty và các thực thể khác, bị đưa vào “danh sách đen”. Con số này chưa bằng một nửa so với số lượng đối tượng bị cấm vận trong năm đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump, theo dữ liệu từ Bộ Tài chính được thu thập bởi Trung tâm an ninh mới của Mỹ (CNAS) - một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington.
Theo nhà nghiên cứu Jason Bartlett của CNAS, những con số này cho thấy chính quyền Biden do dự hơn trong việc đáp trả lại các thách thức trong chính sách ngoại giao bằng lệnh cấm vận.
“Các lệnh cấm vận sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quyền lực của Mỹ. Chính quyền Biden sẽ kết hợp các biện pháp cấm vận như một nhân tố làm tăng sức mạnh trong chiến lược ngoại giao, thay vì áp dụng chủ đạo”, ông Bartlett nhận định.
Chính quyền Biden đang cân nhắc rút các biện pháp cấm vận kinh tế với Iran được đưa ra dưới thời Tổng thống Trump, và ưu tiên miễn trừ nhân đạo cho Venezuela, Tehran và Afghanistan. Chính quyền cũng dự kiến nhắm mục tiêu đặc biệt vào những bên vi phạm nhân quyền, tham nhũng và sử dụng thị trường tiền ảo cho các hoạt động tài chính phi pháp.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 18/6 tiếp tục kêu gọi người dân Mỹ đi tiêm phòng Covid-19 sớm nhất có thể, cảnh báo rằng biến chủng Delta phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ có vẻ “đặc biệt nguy hiểm” đối với những người trẻ tuổi.
Không lâu sau khi thông qua gói hỗ trợ Covid-19 1,9 nghìn tỷ USD, chính quyền Tổng thống Joe Biden tiếp tục đề xuất kế hoạch chi cơ sở hạ tầng hơn 2.000 tỷ USD. Kế hoạch tăng thuế được đưa ra để có tiền trang trải.
Công an huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) vừa đấu tranh làm rõ và bắt gọn ổ nhóm 2 đối tượng gây ra 15 vụ trộm cắp dây cáp điện trung tính tại các trạm biến áp trên địa bàn huyện Gia Bình và huyện Lương Tài.
Tại buổi toạ đàm “Mở cửa hàng không, khơi thông đường bộ” do Báo Dân Trí tổ chức ngày 18/10, chuyên gia hàng không, đại diện các hãng vận tải hàng không đã đề xuất nhiều kế sách để tháo gỡ những khó khăn trong phục hồi vận tải, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
Sau một thời gian im ắng, Hertz Global Holdings, công ty cho thuê xe hơi có tuổi đời hơn 100 năm tại Mỹ vừa công bố một tin vui: Chuẩn bị trở lại sàn chứng khoán bằng thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.