Chiến lược Tài chính 2021 - 2030: Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam

Thứ tư, 17/11/2021 | 14:38 Theo dõi CFĐT trên

Sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012, nền tài chính quốc gia đã có những chuyển biến rõ nét và đạt được nhiếu kết quả tích cực.

Bộ Tài chính vừa tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021 với chủ đề “Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam”.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, sau 10 năm thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020, các cân đối lớn của nền kinh tế được củng cố, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính, củng cố tiềm lực tài chính nhà nước, cải thiện dư địa chính sách tài khóa.

Nhờ vậy, 2 năm qua, các giải pháp tài chính - ngân sách nhà nước đã được chủ động đưa ra để ứng phó có hiệu quả trước tác động của dịch COVID-19.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với một số hạn chế như: cân đối ngân sách khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19; áp lực tăng chi ngân sách cho các mục tiêu an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vẫn rất cao, nhất là đối với yêu cầu chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo; phân bổ nguồn lực vẫn còn dàn trải; công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước còn chậm... đòi hỏi phải có những định hướng, giải pháp tài chính đồng bộ, toàn diện nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua cú sốc khó khăn bởi đại dịch, khôi phục sản xuất và phát triển bền vững.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và gặp khó khăn như hiện nay, trước những sức ép lớn về y tế, kinh tế dẫn đến nhu cầu chi ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung, chi NSNN cho y tế, an sinh xã hội và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh nói riêng tăng cao, trong khi thu NSNN có xu hướng giảm.

Do đó, Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu Chính phủ, Quốc hội nhiều giải pháp tài chính - ngân sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 như:

Thực hiện miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế và các khoản thu NSNN với tổng số tiền hỗ trợ năm 2020 khoảng 129 nghìn tỷ đồng, năm 2021 khoảng 140 nghìn tỷ đồng để các doanh nghiệp, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất - kinh doanh; Ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân, tổng mức khoảng 26 nghìn tỷ đồng;

Bộ Tài chính cũng đã tham mưu Chính phủ thành lập Quỹ Vắc-xin phòng Covid-19 nhằm huy động các nguồn lực tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước. 

“Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát chặt chẽ của Quốc hội và sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, chia sẻ, đoàn kết, thống nhất của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp và việc thực hiện có hiệu quả những giải pháp tài chính nêu trên, tình hình đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, các giải pháp tài chính - NSNN đã góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân, doanh nghiệp”, Bộ Tài chính cho hay.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp đòi hỏi Chính phủ phải có giải pháp tài chính tổng thể cùng với những nguồn lực cụ thể nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh như vậy, Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021 với chủ đề “Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam” được tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận, làm rõ hơn về bối cảnh, triển vọng kinh tế tài chính trong nước và thế giới thời gian tới;

Các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030; các giải pháp tài chính - ngân sách cho phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam (trong đó tập trung vào các chính sách tài chính cho huy động và phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế số...). 

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Sebastian Paust - Tham tán, Đại sứ quan Cộng hòa Liên bang Đức đánh giá, năm 2020, Việt Nam đã rất thành công trong ứng phó với đại dịch COVID-19, là quốc gia tiên phong tăng trưởng về GDP. Tuy nhiên, năm 2021, đại dịch COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với Việt Nam, Chính phủ đề ra mục tiêu phòng chống đại dịch tối ưu và tăng trưởng kinh tế, việc làm.

Về chiến lược tài chính 2021-2030, ông Sebastian Paust đánh giá cao chính sách quản lý nợ và tài khóa thận trọng của Việt Nam. Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19, Việt Nam cần có chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển hạ tầng gắn với phát trển bền vữn; huy động đầu tư tư nhân nhiều hơn; thúc đẩy đầu tư công; đồng thời, thực hiện cải cách về các chính sách thuế, thu ngân sách hiệu quả hơn... Như vậy, chính sách tài khoá phải linh hoạt, điều hành theo hướng bền vững.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu khiến nhà sản xuất phương Tây muốn hồi hương

Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu khiến nhà sản xuất phương Tây muốn hồi hương

Những gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19 đang khiến các nhà sản xuất phương Tây có xu hướng rời bỏ Trung Quốc để quay trở lại quê nhà.
Cảnh báo về thông tin quảng cáo sản phẩm thuốc Voltarén 75 mg nghi ngờ giả

Cảnh báo về thông tin quảng cáo sản phẩm thuốc Voltarén 75 mg nghi ngờ giả

Ngày 9/11/2021 Cục Thương mại điện tử và kinh tế số nhận được Công văn số 13481/QLD-CL của Cục Quản lý Dược về việc mẫu Voltarén 75 mg nghi ngờ giả tại Công văn số PHAR QA 6197-11-02/21 đề ngày 2/11/2021 của Công ty TNHH Novartis Việt Nam.
Rau quả chế biến của Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu

Rau quả chế biến của Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu

Dịch Covid-19 được cho là không ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất rau, củ, quả chế biến toàn cầu. Ngược lại, nguồn cung rau quả chế biến tăng khi xuất khẩu sản phẩm tươi hoặc đông lạnh giảm, buộc các nhà sản xuất phải chuyển hướng sang chế biến.
Triển vọng thị trường căn hộ hạng B trong thời gian COVID-19

Triển vọng thị trường căn hộ hạng B trong thời gian COVID-19

Báo cáo Tổng quan thị trường Q3.2021 của Savills Việt Nam cho thấy thị trường căn hộ không tránh khỏi tác động tiêu cực do Covid, tuy nhiên lĩnh vực căn hộ được dự báo sẽ phục hồi tốt sau đại dịch nhờ các yếu tố thúc đẩy nguồn cầu mạnh mẽ. Đáng chú ý, triển vọng thị trường căn hộ nằm ở 87% nguồn cung tương lai là căn hộ hạng B.
Ngày 16/11: Hà Nội phát hiện thêm 150 ca mắc Covid-19, có 28 ca cộng đồng

Ngày 16/11: Hà Nội phát hiện thêm 150 ca mắc Covid-19, có 28 ca cộng đồng

Trong ngày 16/11, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 150 ca mắc Covid-19, trong đó, 28 ca ở cộng đồng, 111 ca ở khu cách ly và 11 ca ở khu phong tỏa.
Ngày 16/11: Cả nước thêm 9.650 ca mắc mới, 87 bệnh nhân COVID-19 tử vong

Ngày 16/11: Cả nước thêm 9.650 ca mắc mới, 87 bệnh nhân COVID-19 tử vong

Bộ Y tế chiều ngày 16/11 cho biết, trong ngày, cả nước ghi nhận thêm 9.650 ca mắc mới, 87 bệnh nhân COVID-19 tử vong. Các tỉnh phía Bắc có Hà Nội, Hà Giang và Thái Bình ghi nhận trên 100 ca.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp