Chỉ đạo, điều hành giá chịu nhiều áp lực trong kiểm soát lạm phát

Thứ ba, 19/07/2022 | 15:50 Theo dõi CFĐT trên

6 tháng đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ ngành, địa phương đã kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp và hiện cơ bản kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc kiềm chế lạm phát dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra rất áp lực...

Áp lực kiềm chế lạm phát

Trong 6 tháng đầu năm 2022, công tác chỉ đạo, điều hành giá chịu rất nhiều áp lực trong việc kiểm soát lạm phát. Giá xăng tăng cao kéo theo hàng loạt mặt hàng tăng giá, đặc biệt là nhóm lương thực, thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Nhưng với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá cùng sự triển khai tích cực của các bộ, ngành, địa phương đã đánh giá được tình hình và kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp và hiện cơ bản kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra.

CPI tháng 6 năm 2022 tăng 0,69% so với tháng trước, tăng 3,18% so với tháng 12 năm 2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù vậy, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của riêng tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước, tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng của CPI tháng 6/2022 được ghi nhận là cao nhất trong giai đoạn 2016-2022.

Các chuyên gia nhận định, dư địa của lạm phát không còn nhiều, việc kiềm chế lạm phát dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra rất áp lực.

Chính phủ cũng nhận định, trong 6 tháng còn lại của năm 2022, tình hình kinh tế, địa – chính trị thế giới còn rất nhiều phức tạp, diễn biến khó lường, tác động đan xen trong đó có tác động từ việc điều chỉnh chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt của nhiều nước tác động đến tỷ giá trong nước, những nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh, thiên tai, bão lụt… có thể gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ từ đó gây áp lực lớn lên mặt bằng giá.

Tại Nghị quyết số 85/NQ-CP về hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022, Chính phủ đã đề ra 13 giải pháp trọng tâm, với nhiều nhiệm vụ quan trọng, cụ thể.

Còn tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá mới đây, căn cứ các văn bản chỉ đạo từ đầu năm đến nay về công tác điều hành giá năm 2022 của Ban chỉ đạo điều hành giá, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần chủ động cập nhật tình hình, triển khai các giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã giao một cách linh hoạt, kịp thời và hiệu quả, góp phần giữ chỉ số CPI theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải thường xuyên theo dõi, kịp thời có giải pháp để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, tránh tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, khuyến khích tiêu dùng tại chỗ đối với một số mặt hàng để giảm chi phí vận chuyển.

Đặc biệt, Trưởng Ban Chỉ đạo Điều hành giá yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, có chính sách quản lý thị trường ngoại hối phù hợp để ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo nhu cầu ngoại tệ hợp pháp trong nước; thực hiện chính sách điều hành lãi suất, điều hành tín dụng hợp lý, kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp găm giữ, thao túng thị trường ngoại tệ…

Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, được yêu cầu thường xuyên theo sát tình hình chung, tham mưu chính sách, kịch bản phù hợp, linh hoạt, kịp thời nhất là đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá; tiếp tục tính toán phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu, đánh giá kỹ tác động đến ngân sách nhà nước để chuẩn bị sẵn phương án khi cần thiết nếu còn dư địa để kiểm soát mặt bằng chung.

Trong khi đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng quản lý nhà nước tại địa phương có nhiệm vụ đề ra các giải pháp quản lý, bình ổn thị trường, kiểm tra các yếu tố hình thành giá khi có biến động bất thường; theo dõi sát diễn biến giá vật liệu xây dựng để thông báo kịp thời; tăng cường công tác kiểm tra chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới khi giá xăng dầu trong nước thấp hơn các nước trong khu vực; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm ổn định giá cả, cung cầu hàng hóa thị trường.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về điều hành giá
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về điều hành giá

Tiết kiệm chi phí, chưa điều chỉnh tăng giá điện

Đối với các mặt hàng cụ thể, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thẩm quyền thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ.

Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp.

Phó Thủ tướng yêu cầu, đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê duyệt, đối với những hàng hóa, dịch vụ có đề xuất điều chỉnh giá trong thời gian tới cần tính toán chuẩn bị kỹ phương án, đánh giá tác động đến mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều hành cụ thể trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp.

Với mặt hàng điện, trước mắt trong thời gian tới xem xét chưa điều chỉnh tăng, tuy nhiên trước áp lực tăng giá của các nguyên liệu đầu vào, cần tiết kiệm chi phí, kiểm soát, tính toán, xử lý những tồn tại liên quan đến chi phí để giữ ổn định giá điện.

Tiếp tục theo dõi tình hình, chủ động điều hành để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước không bị gián đoạn trên cơ sở đánh giá khả năng cung cấp từ nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu; theo dõi sát diễn biến giá thế giới để có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp; nghiên cứu có chính sách hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu.

Về cước phí vận tải, vật liệu xây dựng, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục theo dõi nắm bắt tình hình, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải; rà soát việc tăng giá phải phù hợp với diễn biến và cơ cấu của chi phí xăng dầu trong chi phí vận tải.

Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ ngành và địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các mỏ đất, đá, cát xây dựng… xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình trọng điểm quốc gia.

Với các mặt hàng, dịch vụ khác, tiếp tục theo dõi sát tình hình giá cả thị trường, triển khai quyết liệt các giải pháp cụ thể đã được nêu tại các thông báo, kịp thời phản ánh, đề xuất khi có diễn biến bất thường, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Khẩn trương báo cáo phương án giảm thuế xăng dầu

Khẩn trương báo cáo phương án giảm thuế xăng dầu

Chính phủ yêu cầu khẩn trương báo cáo phương án điều chỉnh, giảm các loại thuế đối với xăng dầu theo quy định.
Đức sẽ không sống sót qua mùa đông nếu không có khí đốt của Nga

Đức sẽ không sống sót qua mùa đông nếu không có khí đốt của Nga

Nguồn khí đốt dự trữ của Đức không đủ để nước này sống sót qua mùa đông tới nếu không mua thêm khí đốt từ Nga, vị quan chức hàng đầu phụ trách về mạng lưới điện và khí đốt của Đức mới đây đã thừa nhận như vậy.
Xuất khẩu Việt Nam khởi sắc, cả nước xuất siêu 743 triệu USD

Xuất khẩu Việt Nam khởi sắc, cả nước xuất siêu 743 triệu USD

Theo Tổng cục Hải quan, trong kỳ 2 tháng 6 năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,15 tỷ USD. Tính chung trong 6 tháng/2022, cán cân thương mại thặng dư 743 triệu USD.
Chào sàn chưa đầy 1 tuần, CAR ghi nhận tăng trần 4 phiên liên tiếp

Chào sàn chưa đầy 1 tuần, CAR ghi nhận tăng trần 4 phiên liên tiếp

Gần đây, hàng triệu cổ phiếu của Tập đoàn Giáo dục Trí Việt (UPCoM: CAR) chính thức lên sàn giao dịch UPCoM với giá tham chiếu 11.000 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, mã cổ phiếu này đã có tới 4 phiên tăng trần liên tiếp, vượt ngưỡng 20.000 đồng/cổ phiếu.
Ngân hàng VPBank rút gần 600 tỷ đồng nhằm “thâu tóm” bảo hiểm OPES

Ngân hàng VPBank rút gần 600 tỷ đồng nhằm “thâu tóm” bảo hiểm OPES

HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) mới đây đã phê duyệt Nghị quyết về việc mua hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Bảo hiểm OPES.
Nhiều nhà đầu tư của Netflix gánh chịu thiệt hại khi lượng thuê bao đăng ký tiếp tục giảm

Nhiều nhà đầu tư của Netflix gánh chịu thiệt hại khi lượng thuê bao đăng ký tiếp tục giảm

Netflix dự kiến công bố báo cáo lợi nhuận quý II trong hôm nay (19/7) với sự kỳ vọng của các cổ đông rằng, những con số tài chính sẽ không quá tiêu cực để có thể làm “nền móng” đủ vững nhằm chống chọi với những rủi ro trong tương lai.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp