Châu Âu chạy đua lấp đầy kho dự trữ khí đốt

Chủ nhật, 10/07/2022 | 11:43 Theo dõi CFĐT trên

Đây là hoạt động nhằm chuẩn bị trước cho một mùa đông khắc nghiệt, trong bối cảnh căng thẳng với Nga vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Một trong những niềm hy vọng đang được châu Âu gửi gắm chính là Qatar. Nước này hiện đang đồng sở hữu, chia sẻ khai thác với Iran mỏ khí đốt lớn nhất thế giới. Nhưng liệu Qatar có thể mang lại lời giải gì cho bài toán khí đốt tại châu Âu?

Ngay cả trong giai đoạn chiến tranh lạnh thì nhiều nước châu Âu vẫn phải nhập khẩu khí đốt từ Moscow. Vậy nên mục tiêu được EU mới đây đặt ra, tới cuối năm 2022 giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, tiến tới đến năm 2027, cắt đứt hoàn toàn phụ thuộc vào Moscow, đang đặt phương Tây trước bài toán an ninh năng lượng khó khăn nhất từ trước tới nay.

Nhiều nước châu Âu hiện đang hướng về Qatar. Báo Bưu điện Jerusalem cho biết, Qatar đang hướng đến trở thành nhà xuất khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới. Vậy nhưng trang báo cũng chỉ ra, EU khó có thể tìm thấy lời giải từ Qatar để thay thế lượng khí đốt đang nhập từ Nga. Hiện hầu hết sản lượng khí đốt xuất khẩu của Qatar đều đã có những hợp đồng dài hạn với các khách hàng châu Á. Vậy nên giờ nếu châu Âu muốn mua, thì sẽ phải trả những phụ phí để Qatar bồi thường cho việc phá vỡ các hợp đồng trước đây.

Hiện châu Âu cũng đang nhập khẩu khí hóa lỏng từ Mỹ, nhưng vận chuyển từ Mỹ thì chi phí sẽ bị đội lên cao. Qatar là sự lựa chọn hợp lý hơn nhiều, nhưng tình huống giờ đây, nếu châu Âu muốn mua khí đốt từ Qatar, họ sẽ còn phải đáp ứng một loạt cam kết khác.

Theo đó Qatar đòi hỏi EU phải ký các hợp đồng mua khí đốt với thời hạn ít nhất 20 năm. Qatar lo ngại châu Âu sẽ quay trở lại với các nguồn khí đốt rẻ hơn từ Nga, một khi quan hệ với Moscow cải thiện. Đến lúc đó, Qatar vừa đánh mất khách hàng châu Á. Chưa nói đến việc họ còn phải đầu tư, nhằm nâng sản lượng bán cho châu Âu, sau này châu Âu không mua nữa thì sẽ biết bán cho ai.

Nhưng nhưng hợp đồng đến 20 năm thì là điều Liên minh châu Âu không hề muốn. Mục tiêu của các nước này là các nguồn năng lượng sạch, họ không muốn bị bó buộc vào khí đốt. EU chỉ muốn nhập về phục vụ trước mắt, trong thời kỳ quá độ mà thôi.

Một giải pháp được châu Âu lựa chọn lúc này là sẽ hợp tác đầu tư, góp vốn để Qatar mở rộng sản lượng tại các mỏ khí đốt của mình.

Như Shell mới đây đã cùng với Total Energies, Eni hay Exxon Mobil đầu tư, góp vốn vào dự án trị giá 29 tỷ USD của Qatar để tăng sản lượng khai thác mỏ khí đốt lớn nhất thế giới tại nước này. Mục tiêu đến năm 2027 sẽ có thể tăng gần gấp rưỡi sản lượng khí hóa lỏng của Qatar. Nhưng bước đi này cũng được nhấn mạnh sẽ không thể giải quyết gì cho cơn khát khí đốt của châu Âu trước năm 2026.

Theo VTV
Theo VnMedia.vn Copy
Thủ tướng: Tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế với xăng dầu

Thủ tướng: Tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế với xăng dầu

Nêu rõ số tiền giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn khoảng 24 nghìn tỷ đồng, Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế đối với mặt hàng xăng, dầu trước diễn biến giá xăng, dầu tăng cao...
Ngày mai, giá xăng dầu có thể giảm rất mạnh

Ngày mai, giá xăng dầu có thể giảm rất mạnh

Giá xăng nhập khẩu đang hạ nhiệt, cùng với chính sách giảm thuế sẽ giúp giá xăng trong nước giảm vào kỳ điều hành vào ngày mai (11/7). Dự báo, mức giảm đối với xăng có thể lên tới 3.000 đồng/lít.
Lượng khí đốt của Nga qua Ukraine trong tháng 6 ở 'mức thấp lịch sử'

Lượng khí đốt của Nga qua Ukraine trong tháng 6 ở 'mức thấp lịch sử'

Trong những tuần gần đây, Nga đã cắt giảm tới 60% lượng khí đốt cung cấp sang châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc, dưới biển Baltic, với lý do các vấn đề kỹ thuật.
Công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam

Công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 8/7/2022 công bố danh mục cảng biển Việt Nam gồm 34 cảng biển.
Thị trường cho thuê nhà phố, chung cư khởi sắc

Thị trường cho thuê nhà phố, chung cư khởi sắc

Báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn chỉ ra, từ nay đến cuối năm, mảng cho thuê được kỳ vọng sẽ rất tích cực. Trong đó, giá rao bán cũng như nhu cầu tìm thuê căn hộ ở Hà Nội và TP HCM đều tăng.
Lizen bán hàng loạt tài sản của các dự án điện mặt trời

Lizen bán hàng loạt tài sản của các dự án điện mặt trời

CTCP Lizen (tên cũ Licogi 16, HOSE: LCG) mới đây đã công bố báo cáo kết quả thoái vốn cũng như kế hoạch thoái vốn của đơn vị thành viên.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp