Cần cân nhắc trao quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cho địa phương

Thứ bảy, 23/10/2021 | 11:33 Theo dõi CFĐT trên

Sáng 22/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sau khi làm việc tại Hội trường, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương là vì mục tiêu chung cho phát triển của quốc gia. Nơi nào có điều kiện phát triển, đầu tàu, thì có cơ chế, chính sách đột phá, mạnh hơn để tạo điều kiện cho địa phương, đơn vị đó phát triển và tạo động lực lan toả cho các địa phương khác trong vùng, thậm chí cho cả nước.

Còn địa phương, địa bàn khó khăn thì cơ chế, chính sách đặc thù sẽ giúp địa phương này vươn lên, rút ngắn thu hẹp khoảng cách phát triển với địa phương khác, đây là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, việc chỉ áp dụng thí điểm tại một số địa phương là để từ kết quả thí điểm có điều kiện đánh giá, tổng kết và nhân rộng ra toàn quốc.

Chủ tịch Quốc hội cũng giải thích vì sao 4 địa phương nói trên có Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù. Theo đó, Hải Phòng là một trong tam giác phát triển của phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), trong thời gian qua có những bước bứt phá rất mạnh mẽ. Tầm nhìn của Hải Phòng xác định không chỉ có tăng trưởng mà động lực tăng trưởng của cả nước và cả khu vực.

Về Thừa Thiên Huế có đặc thù hạ tầng nông thôn xuất phát điểm khó khăn khó đạt được tiêu chí thành phố trực thuộc trung ương nên Bộ Chính trị đã có quyết sách rất mới - xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản của Trung ương, với cốt lõi là cố đô Huế, nên phải có cơ chế đặc thù để hỗ trợ phát triển thành phố di sản.

Còn Thanh Hóa, Nghệ An là các tỉnh đất rộng, người đông. Đặc biệt, Thanh Hoá cũng đã phấn đấu trở thành một trong tứ giác phát triển của phía Bắc (bao gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa).

Hỉnh ảnh phiên thảo luận ở Tổ 2 bao gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội: Thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Hải Dương, Quảng Bình, Gia Lai, Vĩnh Long.
Hỉnh ảnh phiên thảo luận ở Tổ 2 bao gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội: Thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Hải Dương, Quảng Bình, Gia Lai, Vĩnh Long.

Tạo cơ chế đột phá cho địa phương phát triển

Trong thảo luận, nhiều đại biểu đồng tình với việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù tại thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế, cho rằng đây là những địa phương có vị trí cùng nhiều tiềm năng lợi thế quan trọng.

Do đó, việc Quốc hội đưa ra Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tại 4 địa phương trên là giải pháp nhằm tạo cơ chế tạo hành lang pháp lý, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.

Đại biểu Bùi Văn Cường (đoàn Hải Dương) đánh giá các cơ chế, chính sách đặc thù này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, báo cáo cấp có thẩm quyền. Hiện Thanh Hóa, Nghệ An hoặc Thừa Thiên Huế có diện tích lớn, dân số đông, cấp phó sở ngành của các địa phương là 03. Tuy nhiên chính sách đặc thù đối với các địa phương diện tích rộng, dân số đông, đại biểu đề nghị nên tăng thêm cấp phó sở ngành thêm 6-8 người so với số người đã quy định để tạo điều kiện cho các địa phương giải quyết được các nhiệm vụ, yêu cầu của địa bàn đặt ra, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) cho rằng việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để tạo cơ chế đột phá cho các địa phương phát triển, song cần có tiêu chí cụ thể lý do vì sao chọn các tỉnh, thành phố lần này để chọn làm thí điểm.

Về thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn, trong đó Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa quyết định áp dụng trên địa bàn các loại phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí trừ án phí, lệ phí Tòa án…, đại biểu cho rằng cần có quy định cụ thể về các loại phí và lệ ví liên quan đến lợi ích của người dân cho phù hợp.

Đại biểu Tạ Đình Thi và Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) thì cho rằng trong áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại các địa phương cần làm rõ tính đặc thù, lợi thế của các địa phương này với các tỉnh, thành khác có cùng đặc điểm để tạo lợi thế trong phát triển.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) bày tỏ sự băn khoăn khi Nghị quyết thí điểm chưa có sự bao quát mà chỉ tập trung vào cơ chế, ngân sách, chưa có điểm mới để có thể lý giải cho việc áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù.

Cùng với đó, đại biểu cho rằng cần có quy định cụ thể hơn về ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu từ tăng thu trên địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù này để Trung ương không bị hụt thu.

Đảm bảo tính tương đồng

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) thì cho biết, tính tới ngày 01/08/2021, cả nước có 02 đô thị đặc biệt (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh); 22 đô thị loại I (3 đô thị trực thuộc trung ương (thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ), 19 đô thị loại I trực thuộc tỉnh.

Theo đó, đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn và đề xuất việc ban hành nghị quyết và thực hiện đồng bộ các Nghị quyết áp dụng với các thành phố trực thuộc Trung ương để các thành phố đều có cơ chế đặc thù như nhau, bảo đảm tính tương đồng.

Đại biểu cũng kiến nghị, cần có lộ trình xây dựng cơ chế đặc thù cho nhóm các tỉnh tự cân đối ngân sách và tự điều tiết ngân sách cho Trung ương như: Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu, Khánh Hòa…

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cũng nhấn mạnh cần đánh giá tác động về sự chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội sau khi thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính ngân sách; có gia tăng khoảng cách giàu nghèo của người dân ở các tỉnh hay không và tác động xã hội đối với các chính sách này như thế nào? Ngoài cơ chế, chính sách tài chính đặc thù cho các tỉnh giàu làm đầu tàu dẫn dắt kinh tế của đất nước, của vùng miền, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường băn khoăn nên tính đến, xem xét các cơ chế, chính sách đặc thù cho các tỉnh nghèo hay không?

Cân nhắc khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng

Cũng theo Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đối với vấn đề quản lý đất đai và quản lý sử dụng rừng, dự thảo Nghị quyết cho biết Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng với quy mô dưới 50 héc ta phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Đại biểu cho rằng, cần cân nhắc khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng rừng để bảo đảm môi trường.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) cũng đề cập đến vấn đề về quản lý sử dụng rừng. Đại biểu nhất trí với quy định hiện hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên.

"Tuy nhiên, nội dung này thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên liên quan đến rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vấn đề diện tích rừng rất quan trọng. Vì vậy, tôi đề nghị xem xét bổ sung thêm quy định là báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”, đại biểu nói.

Đại biểu Tạ Đình Thi cũng bày tỏ băn khoăn về thẩm quyền của địa phương thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, và cho rằng cần có hướng giải quyết phù hợp.

Theo Baoquocte.vn
Theo VnMedia.vn Copy
Đến năm 2030, sẽ có 9 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362 km

Đến năm 2030, sẽ có 9 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362 km

Theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành, bên cạnh 7 tuyến đường sắt hiện có với tổng chiều dài khoảng 2.440 km thì mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030 sẽ quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362 km.
Thành phố nào đang đứng trước nguy cơ ‘bong bóng’ bất động sản lớn nhất thế giới?

Thành phố nào đang đứng trước nguy cơ ‘bong bóng’ bất động sản lớn nhất thế giới?

Chỉ số Bong bóng Bất động sản năm 2021 của UBS cho thấy, châu Âu là nơi có nhiều thành phố đang đứng trước nguy cơ “bong bóng” địa ốc lớn nhất thế giới. Dẫn đầu là Frankfurt (Đức)
Nhiều chính sách ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư trong vùng Thủ đô

Nhiều chính sách ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư trong vùng Thủ đô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 91/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô (Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên), trong đó quy định cụ thể chính sách ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư.
Mỹ ghi nhận mức thâm hụt ngân sách cao thứ 2 trong lịch sử

Mỹ ghi nhận mức thâm hụt ngân sách cao thứ 2 trong lịch sử

Thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ trong tài khóa 2021 là 2.800 tỷ USD, mức cao thứ hai trong lịch sử và chỉ thấp hơn 360 tỷ USD so với tài khóa trước đó.
Buổi livestream 12 tiếng của ‘ông hoàng son môi' Trung Quốc thu về gần 2 tỷ USD

Buổi livestream 12 tiếng của ‘ông hoàng son môi' Trung Quốc thu về gần 2 tỷ USD

Trong ngày đầu tiên của chuỗi lễ hội mua sắm tại Trung Quốc, "ông hoàng son môi" Li Jiaqi đã lập kỷ lục bán hàng trực tuyến với 250 triệu người xem, bán số hàng trị giá gần 2 tỷ USD (gần 43 nghìn tỷ VNĐ) chỉ trong 12 tiếng.
Amazon rao bán 100 USD/tấn rơm rạ, Việt Nam lãng phí 2-3 tỷ USD mỗi năm

Amazon rao bán 100 USD/tấn rơm rạ, Việt Nam lãng phí 2-3 tỷ USD mỗi năm

Trên Amazon, rơm được bán với giá 80-100 USD mỗi tấn. Ở Việt Nam, có khoảng 43 triệu tấn rơm rạ nhưng chỉ sử dụng 23%, số còn lại được đốt bỏ. Điều đó có nghĩa mỗi năm nước ta lãng phí 2-3 tỷ USD.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp