Cần 313 nghìn tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Việt Nam

Thứ sáu, 24/09/2021 | 08:53 Theo dõi CFĐT trên

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quyết định nêu rõ, Hệ thống cảng biển Việt Nam gồm 5 nhóm:

Nhóm 1 gồm 5 cảng biển: Cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định và cảng biển Ninh Bình.

Đến năm 2030: Hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 1 là từ 305 triệu tấn đến 367 triệu tấn (hàng container từ 11 đến 15  triệu TEU); hành khách từ 162.000 đến 164.000 lượt.

Tầm nhìn đến 2050: Đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,0-5,3%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,5-1,6%/năm.

Hoàn thành đầu tư khu bến cảng Lạch Huyện, Cái Lân và di dời các bến cảng trên sông Cấm phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố Hải Phòng; đầu tư phát triển các bến cảng tại khu bến Nam Đồ Sơn - Văn Úc, Cẩm Phả, Hải Hà.

Nhóm 2 gồm 6 cảng biển: Cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế.

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 2 từ 172 triệu tấn đến 255 triệu tấn (hàng container từ 0,6-1 triệu TEU); hành khách từ 202.000 đến 204.000 lượt khách.

Tầm nhìn đến 2050: Đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,6-4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,4-0,5%/năm. Hoàn thiện đầu tư, phát triển cụm cảng Nghi Sơn - Đông Hồi, Vũng Áng và Sơn Dương - Hòn La.

Nhóm 3 gồm 8 cảng biển: Cảng biển Đà Nẵng (gồm khu vực huyện đảo Hoàng Sa), cảng biển Quảng Nam, cảng biển Quảng Ngãi, cảng biển Bình Định, cảng biển Phú Yên, cảng biển Khánh Hòa (gồm khu vực huyện đảo Trường Sa), cảng biển Ninh Thuận và cảng biển Bình Thuận.

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 138 triệu tấn đến 181 triệu tấn (hàng container đạt từ 1,8-2,5 triệu TEU); hành khách từ 1,9-2,0 triệu lượt khách.

Tầm nhìn đến 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5-5,5 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,7-1,8%/năm. Hoàn thành đầu tư toàn bộ khu bến cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) và hình thành cảng phục vụ hàng hóa trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa).

Nhóm 4 gồm 5 cảng biển: Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, cảng biển Bình Dương và cảng biển Long An.

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 4 từ 461-540 triệu tấn (hàng container từ 23-28 triệu TEU); hành khách từ 1,7-1,8 triệu lượt khách.

Tầm nhìn đến 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5-3,8 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,9-1,0 %/năm. Hoàn thành đầu tư các bến cảng Cái Mép Hạ.

Nghiên cứu hình thành các khu bến cảng mới tại Cần Giờ (trên sông Gò Gia), hoàn thành công tác di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn và tiếp tục nghiên cứu di dời các khu bến khác phù hợp với phát triển không gian đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm 5 gồm 12 cảng biển: Cảng biển Cần Thơ, cảng biển Đồng Tháp, cảng biển Tiền Giang, cảng biển Vĩnh Long, cảng biển Bến Tre, cảng biển An Giang, cảng biển Hậu Giang, cảng biển Sóc Trăng, cảng biển Trà Vinh, cảng biển Cà Mau, cảng biển Bạc Liêu và cảng biển Kiên Giang.

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 5 từ 64-80 triệu tấn (hàng container từ 0,6-0,8 triệu TEU); hành khách từ 6,1-6,2 triệu lượt khách.

Tầm nhìn đến 2050: Đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5-6,1%; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1-1,25%. Hình thành cảng cửa ngõ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Theo quy mô, chức năng, hệ thống cảng biển Việt Nam gồm:

Cảng biển đặc biệt (2 cảng biển): Cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cảng biển loại I (15 cảng biển): Cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Thừa Thiên Huế, cảng biển Đà Nẵng, cảng biển Quảng Nam, cảng biển Quảng Ngãi, cảng biển Bình Định, cảng biển Khánh Hòa, cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Cần Thơ, cảng biển Long An, cảng biển Trà Vinh. Trong đó, các cảng biển Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt.

Cảng biển loại II (6 cảng biển): Cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị, cảng biển Ninh Thuận, cảng biển Bình Thuận, cảng biển Hậu Giang, cảng biển Đồng Tháp.

Cảng biển loại III (13 cảng biển): Cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định, cảng biển Ninh Bình, cảng biển Phú Yên, cảng biển Bình Dương, cảng biển Vĩnh Long, cảng biển Tiền Giang, cảng biển Bến Tre, cảng biển Sóc Trăng, cảng biển An Giang, cảng biển Kiên Giang, cảng biển Bạc Liêu, cảng biển Cà Mau. Trong đó, Cảng biển Sóc Trăng quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt.

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa), được huy động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung cho hạ tầng hàng hải công cộng; khu vực trọng điểm, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Cảng biển tắc nghẽn, doanh nghiệp vận tải Trung Quốc đua nhau báo lãi lớn

Cảng biển tắc nghẽn, doanh nghiệp vận tải Trung Quốc đua nhau báo lãi lớn

Trong bối cảnh công suất eo hẹp, thiếu hụt container ở các thị trường trọng điểm và hoạt động của một số cảng lớn bị gián đoạn, các tập đoàn vận tải biển hàng đầu Trung Quốc và Hong Kong đang đua nhau báo lãi lớn.
Nhiều cảng biển Trung Quốc tắc cứng vì chính sách ‘triệt tiêu Covid-19’, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đe doạ

Nhiều cảng biển Trung Quốc tắc cứng vì chính sách ‘triệt tiêu Covid-19’, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đe doạ

Nhiều cảng biển Trung Quốc đang ở trong tình trạng tắc nghẽn, khi những con tàu lẽ ra cập bến ở cảng Ninh Ba buộc phải chuyển bến.
Xếp hàng quá tải trọng tại cảng biển, tăng gấp 3 lần mức phạt?

Xếp hàng quá tải trọng tại cảng biển, tăng gấp 3 lần mức phạt?

Bộ GTVT đề xuất tăng nặng mức xử phạt hành chính đối với hành vi các phương tiện di chuyển trong vùng đất cảng biển xếp hàng quá tải trọng, mức phạt áp dụng gấp 3 lần so với trước đây.
Top 5 quốc gia có ẩm thực ngon nhất thế giới

Top 5 quốc gia có ẩm thực ngon nhất thế giới

Ở trên thế giới, mỗi quốc gia đều có một "màu sắc" ẩm thực riêng thu hút khách du lịch. Dưới đây là top 5 quốc gia có ẩm thực ngon nhất thế giới.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 24/9: Dư địa tăng vẫn còn

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 24/9: Dư địa tăng vẫn còn

Độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với thanh khoản tăng trở lại, cho thấy áp lực chốt lãi ngắn hạn tại ngưỡng tâm lý 1.350 điểm. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng tại cả 2 sàn HSX và HNX. Với xu hướng như trên, thị trường nhiều khả năng vẫn có thể vận động tích lũy quanh ngưỡng 1.350 điểm cho đến khi dòng tiền đầu tư phân hóa theo KQKD quý III.
Vì sao khủng hoảng Evergrande không đủ sức làm chao đảo kinh tế toàn cầu như Lehman Brothers?

Vì sao khủng hoảng Evergrande không đủ sức làm chao đảo kinh tế toàn cầu như Lehman Brothers?

Theo giới phân tích, cuộc khủng hoảng nợ của công ty bất động sản Trung Quốc Evergrande không có khả năng gây ra hậu quả tương tự như sự sụp đổ của đại gia ngân hàng Mỹ Lehman Brothers cách đây 13 năm.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp