Theo truyền thống của người Việt, cứ đến mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người người nhà nhà lại nô nức sắm sửa lễ vật để cúng Vía Thần Tài để mong được một năm làm ăn suôn sẻ và đắc lộc đắc tài.
Theo truyền thống của người Việt, cứ đến mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người người nhà nhà lại nô nức sắm sửa lễ vật để cúng Vía Thần Tài để mong được một năm làm ăn suôn sẻ và đắc lộc đắc tài.
Theo quan niệm xưa của người Việt, ngày mùng 10 tháng Giêng được coi là ngày thần Tài bay về trời. Với mong ước một năm mới phát tài phát lộc, các gia đình thường sắm lễ cúng Vía Thần Tài gồm: một bình hoa, một con tôm, một con cá lóc nướng, một con cua, một miếng thịt lợn quay, một bộ giấy tiền vàng mã, một đĩa quả và chum rượu...
Thông thường, lễ cúng Thần Tài nửa năm đầu cúng đồ mặn, còn từ tháng 7 Âm lịch đến cuối năm cúng đồ chay.
Lễ cúng mặn từ tháng Giêng đến tháng 6 Âm lịch gồm: một bình hoa, một con tôm, một con cá lóc nướng, một con cua, một miếng thịt lợn quay, một bộ giấy tiền vàng mã, một đĩa ngũ quả, một chum rượu, gạo, một gói muối hột để cúng lấy Vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
Từ tháng 7-12 Âm lịch sửa soạn lễ cúng chay ngày Thần Tài: một bình hoa, một đĩa ngũ quả, một bộ giấy tiền vàng, chum nước, gạo, muối hột, bánh chay như bánh tét và bánh ngọt…
Không tự ý đặt ban thờ Thần Tài nơi không sạch sẽ
Do không sắp xếp được nơi đặt ban thờ Thần Tài mà nhiều gia đình đã tự ý đặt ở những nơi không được sạch sẽ như gần thùng rác, gần phòng tắm hoặc gần nơi để quần áo. Có gia chủ còn tự ý lập ban thờ Thần Tài. Đây là những điều cấm kỵ.
Gia chủ phải mang ban thờ Thần Tài lên chùa lễ sau đó mới về đặt ở vị trí sạch sẽ nhất trong nhà quan sát được hết sự vào ra của khách.
Gia chủ nên chọn hướng khi đặt ban thờ Thần Tài. Thứ nhất, theo hướng tốt của chủ nhà. Thứ hai, gia chủ nên chọn lấy các cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc cho cửa hàng kinh doanh.
Không để ban thờ Thần Tài bẩn
Không chỉ trong ngày cúng Thần Tài mà mỗi tuần các gia đình nên bớt chút thời gian để lau rửa sạch sẽ ở ban thờ Thần Tài. Tránh để ban thờ Thần Tài bừa bãi và không được lau dọn sạch sẽ hoặc quá bụi bặm, lộn xộn.
Bởi điều này sẽ khiến ban thờ Thần Tài thiếu sự trang nghiêm và không thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ.
Không được quên tắm rửa cho tượng Thần Tài và Ông Địa
Ngoài lau dọn ban thờ khô ráo và sạch sẽ thì các gia chủ ngày này cũng không được quên hoặc sơ ý không tắm rửa cho Thần Tài và Ông Địa.
Các gia đình có thể tắm rửa cho Thần Tài và Ông Địa bằng nước hoa bưởi hoặc là nước gừng pha rượu. Sau đó, lau hai ông tượng trên thật khô và xịt nước thơm rồi mới thắp hương cầu khấn.
Nhiều người tin rằng, chăm chỉ tắm rửa cho Thần Tài và Ông Địa sẽ thể hiện được lòng thành của gia chủ và hai ông sẽ phù hộ cho việc làm ăn suôn sẻ.
Không bài trí ban thờ Thần Tài không theo thứ tự chuẩn
Khi bài trí ban thờ Thần Tài, các gia chủ không nên xuề xòa và tự ý bài trí. Ngược lại, gia chủ phải tuân thủ bài trí “chuẩn” nhất.
Cụ thể, đặt ông Thần Tài bên trái ban thờ, còn bên phải là đặt ông Thổ Địa. Ở giữa hai ông đặt một hũ gạo, một túi muối và một bát nước đầy. 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới được phép thay. Giữa ban thờ là chỗ để đặt bát nhang.
Khi thắp hương trên ban thờ Thần Tài, đặt lọ hoa ở bên tay phải, đĩa trái cây đặt bên tay trái. Ngoài cùng, gia chủ nên chọn một cái bát hoặc một cái đĩa sâu sứ luôn đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên bề mặt để biểu trưng cho việc giữ tiền bạc.
Không được bỏ qua nghi thức sau khi tiếp nhận Thần Tài
Nhiều gia đình cúng Thần Tài rất chỉnh chu, tuy nhiên lại có thể dễ dàng bỏ qua mất nghi lễ sau khi tiếp nhận Thần Tài.
Cụ thể, sau khi tiếp nhận Thần Tài, gia chủ nên đi bộ về phía sau nhà. Các gia chủ có thể đi bộ 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân. Điều này tùy thuộc vào diện tích của từng nhà.
Không chia đồ lễ cho người ngoài sau khi cúng xong
Sau khi cúng Thần Tài xong, gia chủ nên cất gạo, muối và rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà để tăng hàm ý đem lộc vào.
Ngoài ra, các gia chủ tuyệt đối không được mang sang hàng xóm chia nhau bộ tam sên hay bánh trái thắp hương Thần Tài mà nên để cho người trong nhà ăn.
Khônh không được thỉnh Thần Tài, Thổ Địa vào bát hương
Nhiều gia đình để tiện hay làm lễ thỉnh Thần Tài và Thổ Địa về nhập vào tượng và bát hương. Nhưng điều này tuyệt đối không được làm.
Ngoài ra, càng tuyệt đối cấm mua tượng Thần Tài về khấn nôm chung chung, sắm lễ không chu đáo. Bởi vì điều này có thể khiến gia chủ làm ăn bị mất lộc và thăng giáng thất thường…