Các nước thành viên RCEP chiếm trên 63% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Thứ ba, 31/05/2022 | 09:54 Theo dõi CFĐT trên

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới, trong đó xuất khẩu sang các nước thành viên RCEP chiếm thị phần lớn (trên 63% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam).

Theo Bộ Công Thương, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 đang mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tham gia các chuỗi giá trị và sản xuất mới trong khu vực; đồng thời giúp doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản vào thị trường các nước thành viên, đặc biệt là khi xuất khẩu sang thị trường các đối tác thương mại hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng.

Cụ thể, với mặt hàng hàng thủy sản, các hiệp định thương mại tự do trước đây đều yêu cầu xuất xứ thuần túy ở Việt Nam, nhưng RCEP cho phép con giống, nuôi trồng tại Việt Nam và xuất khẩu mà vẫn được hưởng ưu đãi.

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới, trong đó xuất khẩu sang các nước thành viên RCEP chiếm thị phần lớn (trên 63% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam).

Cũng theo Bộ Công Thương, thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng khả quan. Những thành tựu trong những năm qua cũng là những dấu ấn để khẳng định vị trí của ngành thủy sản Việt Nam, sẽ là một trong những ngành có đủ sức cạnh tranh và có thể thâm nhập mạnh hơn vào thị trường các quốc gia thành viên RCEP.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng cá tra và tôm đạt khoảng 2,8 tỷ USD.

Bên cạnh những thuận lợi, RCEP cũng mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng thủy sản. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thủy sản phải chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.

Ngoài ra, để tận dụng được những ưu đãi trong Hiệp định RCEP làm nâng cao lợi thế so sánh của ngành thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu thật kỹ quy tắc xuất xứ, đặc biệt là quy tắc xuất xứ cộng gộp nội khối; đồng thời cần đáp ứng tốt các quy định về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động - thực vật (SPS) và rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) của các nước nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản đang là khâu yếu của thủy sản Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) cho rằng, Hội nghị giao thương trực tuyến thủy sản Việt Nam với các thị trường RCEP 2022 ngoài việc tạo diễn đàn giúp doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam tìm kiếm đối tác tại thị trường RCEP mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp tìm hiểu kỹ hơn về yêu cầu thị trường, hàng rào kỹ thuật của các nước RCEP.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Xung đột Nga - Ukraine đang tái định hình thị trường dầu toàn cầu

Xung đột Nga - Ukraine đang tái định hình thị trường dầu toàn cầu

Các nhà cung cấp ở châu Phi đang vào cuộc để đáp ứng nhu cầu tại châu Âu, còn Nga đang phải sử dụng phương thức chuyển tải giữa hai tàu để vận chuyển dầu sang châu Á.
Sự biến chuyển không ngờ của người tiêu dùng Mỹ khiến nhiều cửa hàng phải đại hạ giá

Sự biến chuyển không ngờ của người tiêu dùng Mỹ khiến nhiều cửa hàng phải đại hạ giá

Do kỳ vọng về sức mua của người tiêu dùng Mỹ, nhiều chuỗi bán lẻ nổi tiếng như Target, Walmart hay Best Buy đều nhập kho lượng lớn các mặt hàng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch trong nhu cầu mua sắm đã khiến những công ty này phải thúc đẩy nhiều chương trình khuyến mại.
Giá cả tại Mỹ đang có dấu hiệu tăng chậm lại

Giá cả tại Mỹ đang có dấu hiệu tăng chậm lại

Mới đây, thông qua dữ liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố, áp lực giá cả tại nước này dù vẫn duy trì ở mức cao nhưng đã “hạ nhiệt” được phần nào.
Tập đoàn Gazprom của Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Hà Lan

Tập đoàn Gazprom của Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Hà Lan

Quyết định ngừng cung cấp từ ngày 31/5 của tập đoàn năng lượng Nga đồng nghĩa với việc 2 tỷ m3 khí đốt sẽ không được cung cấp cho Hà Lan trong giai đoạn từ nay tới tháng 10.
Phá đường dây làm giả căn cước công dân, hộ chiếu, bắt đối tượng cầm đầu

Phá đường dây làm giả căn cước công dân, hộ chiếu, bắt đối tượng cầm đầu

Một đường dây làm giả giấy tờ từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân, đến hộ chiếu… do Phạm Duy Phong cầm đầu vừa bị lực lượng công an triệt phá.
Điều kiện để được cấp bù lãi suất vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội

Điều kiện để được cấp bù lãi suất vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội

Khách hàng vay vốn tại các Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định…
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp