Xung đột Nga - Ukraine đang tái định hình thị trường dầu toàn cầu

Thứ ba, 31/05/2022 | 10:08 Theo dõi CFĐT trên

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đang tái định hình thị trường dầu toàn cầu, khi các nhà cung cấp ở châu Phi đang vào cuộc để đáp ứng nhu cầu tại châu Âu, còn Nga đang phải sử dụng phương thức chuyển tải giữa hai tàu (ship-to-ship transfer) vốn ẩn chứa nhiều rủi ro để vận chuyển dầu sang châu Á.

Nga “lách” lệnh trừng phạt bằng hình thức chuyển tải giữa các tàu

Các lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng Hai, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của Mỹ, đã khiến Nga phải chuyển hướng từ châu Âu, nơi người mua đang tìm cách né tránh dầu của nước này, sang các khách hàng ở Ấn Độ và Trung Quốc, những nước đang tận dụng mức giá chiết khấu sâu.

Theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng dầu xuất khẩu của Nga đã phục hồi về cách mức trước khi xảy ra xung đột với Ukraine trong tháng Tư, và giá dầu đang ổn định quanh mức 110 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất 14 năm qua, trên 139 USD/thùng, hồi tháng Ba.

Kể cả khi Liên minh châu Âu (EU) đạt được đồng thuận về một lệnh cấm vận dầu của Nga trong đợt trừng phạt tiếp theo, giới phân tích cho rang tác động của việc này có thể bị hạn chế bởi nhu cầu từ châu Á.

Một nhà máy lọc dầu ở Nga. (Ảnh: TASS/TTXVN)
Một nhà máy lọc dầu ở Nga. (Ảnh: TASS/TTXVN)

Ông Norbert Rücker, chuyên gia của công ty Julius Baer, cho rằng trừ khi phương Tây gây áp lực ngoại giao với các người mua ở châu Á, sự chênh lệch cung cầu sẽ không bị nới rộng và giá dầu sẽ không tăng mạnh.

Một loạt lệnh trừng phạt của Mỹ, EU và Anh đã ngăn cản các tàu của Nga cập bến nhiều cảng, đồng nghĩa với việc một phần trong lượng dầu ngày càng tăng được vận chuyển sang châu Á được thực hiện thông qua hình thức chuyển tải giữa hai tàu ở giữa biển, một quá trình tốn kém và tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu cao hơn.

Nhìn chung, lượng dầu của Nga được vận chuyển bằng đường biển sang châu Á đã tăng ít nhất 50% kể từ đầu năm nay, theo số liệu của công ty Petro-Logistics.

Chủ tịch của Petro-Logistics Mark Gerber ước tính lượng dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga đươc chuyển tại giữa các tàu tại vùng biển Địa Trung Hải vào khoảng 400.000 thùng/ngày, trong đó đa số là đến châu Á, bên cạnh 2,3 triệu thùng/ngày được vận chuyển trực tiếp.

Vào tháng Một, tức trước khi xung đột quân sự Nga-Ukraine nổ ra, khoảng 1,5 triệu thùng/ngày được vận chuyển trực tiếp sang châu Á.

Dầu của Nga được chất lên các tàu loại Aframax hay Suezmax với sức chở chưa đến 1 triệu thùng và sau đó được chuyển tải giữa biển sang các tàu lớn hơn với sức chở 2 triệu thùng, từ đó khiến việc vận chuyển trở nên hiệu quả hơn về mặt chi phí.

Kho dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma (Mỹ). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Kho dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma (Mỹ). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Khối lượng dầu vận chuyển qua hình thức này chỉ chiếm một phần trong tổng lượng xuất khẩu từ Nga.

Nếu tính cả nguồn cung qua các đường ống, tổng lượng dầu thô và các sản phẩm dầu xuất khẩu của Nga đã tăng lên hơn 8 triệu thùng/ngày trong tháng Tư, tức phục hồi về mức trước xung đột với Ukraine.

Sự vào cuộc của nguồn cung dầu thô từ Tây Phi

Để bù đắp cho chỗ trống mà Nga để lại trong nguồn cung dầu, Các công ty lọc dầu châu Âu đang chuyển sang nhập khẩu dầu thô từ Tây Phi, với lượng dầu nhập khẩu từ khu vực này đã tăng 17% trong tháng Tư so với mức trung bình trong giai đoạn 2018-2021, theo số liệu của Petro-Logistics.

Số liệu từ Eikon cũng cho thấy lượng dầu mà châu Âu nhập khẩu từ Tây Phi đã tăng lên và 660.000 thùng/ngày, chủ yếu đến từ Nigeria, Angola và Cameroon, đang cập bến Tây Bắc châu Âu trong tháng Năm.

Ngược lại, ông Gerber cho biết lượng dầu thô xuất khẩu từ Tây Phi sang Ấn Độ lại giảm gần một nửa, từ 510.000 thùng/ngày trong tháng Ba xuống còn 280.000 thùng/ngày trong tháng Tư, khi Ấn Độ chuyển sang nhập khẩu dầu của Nga.

Theo các nhà giao dịch, trong bối cảnh nhu cầu dầu của châu Âu đang trở thành điểm nóng, thì giá dầu thô ngọt nhẹ của Nigeria đặc biệt đã chạm các mức cao kỷ lục. Chẳng hạn như giá dầu Forcados đã cao hơn giá dầu Brent đến 7 USD.

Bên cạnh đó, Petro-Logistics cho biết nguồn cung dầu từ Bắc Phi sang châu Âu đã tăng 30% kể từ tháng Ba. Trong số đó, số liệu của Eikon cho thấy lượng dầu cập bến Tây Bắc châu Âu từ cảng Sidi Kerir của Ai Cập đã tăng gần gấp đôi so với tháng Ba lên 400.000 thùng/ngày trong tháng Năm.

Mỹ cũng đang gia tăng nguồn cung sang châu Âu. Lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ của châu Âu trong tháng Năm (tính theo lượng đã được vận chuyển) đã tăng hơn 15% so với tháng Ba, theo công ty cung cấp dữ liệu thị trường Kpler, mức tăng theo tháng cao nhất từng được ghi nhận. Châu Âu đã nhận được khoảng 1,45 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ Mỹ.

Những sự chuyển hướng nói trên đánh dấu sự thay đổi lớn nhất về phía cung trong hoạt động thương mại dầu toàn cầu kể từ khi cuộc cách mạng dầu đá phiến tại Mỹ làm thay đổi cục diện của thị trường này khoảng 10 năm về trước.

Điều này còn cho thấy Nga sẽ có thể tìm cách vượt qua một lệnh cấm vận dầu của EU một khi châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng tiếp tục mua dầu thô của nước này.

Theo TTXVN/Vietnamplus
Theo VnMedia.vn Copy
Tập đoàn Gazprom của Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Hà Lan

Tập đoàn Gazprom của Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Hà Lan

Quyết định ngừng cung cấp từ ngày 31/5 của tập đoàn năng lượng Nga đồng nghĩa với việc 2 tỷ m3 khí đốt sẽ không được cung cấp cho Hà Lan trong giai đoạn từ nay tới tháng 10.
Sự biến chuyển không ngờ của người tiêu dùng Mỹ khiến nhiều cửa hàng phải đại hạ giá

Sự biến chuyển không ngờ của người tiêu dùng Mỹ khiến nhiều cửa hàng phải đại hạ giá

Do kỳ vọng về sức mua của người tiêu dùng Mỹ, nhiều chuỗi bán lẻ nổi tiếng như Target, Walmart hay Best Buy đều nhập kho lượng lớn các mặt hàng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch trong nhu cầu mua sắm đã khiến những công ty này phải thúc đẩy nhiều chương trình khuyến mại.
Trung Quốc, Ấn Độ trở thành khách hàng mua dầu mỏ lớn nhất của Nga

Trung Quốc, Ấn Độ trở thành khách hàng mua dầu mỏ lớn nhất của Nga

Một lượng dầu mỏ kỷ lục của Nga đang nằm trên các tàu chở dầu, với số lượng chưa từng có sẽ được chuyển đến Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi nhiều nước châu Âu đang hạn chế nhập khẩu dầu mỏ của Nga.
Cán bộ quản lý thị trường cấp nào có quyền ban hành quyết định kiểm tra?

Cán bộ quản lý thị trường cấp nào có quyền ban hành quyết định kiểm tra?

Nghị định số 33/2022/NĐ-CP quy định chi tiết về ngạch công chức Quản lý thị trường; thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra; phương tiện làm việc, trang phục của lực lượng Quản lý thị trường.
Giá vàng SJC giữ vững trên 69 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC giữ vững trên 69 triệu đồng/lượng

Sáng nay (31/5), giá vàng SJC tiếp tục được các doanh nghiệp giữ ổn định mức niêm yết ở phiên trước đó. Hiện giá kim loại quý này vẫn duy trì ở mức trên 69 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Quy định về quy hoạch đô thị, xây dựng, sử dụng đất cấp huyện, xã còn chồng chéo, chưa đồng bộ

Quy định về quy hoạch đô thị, xây dựng, sử dụng đất cấp huyện, xã còn chồng chéo, chưa đồng bộ

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình: Quy định về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã còn chồng chéo, chưa đồng bộ.
Nắm chắc 'bí quyết' - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Nắm chắc "bí quyết" - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Tại buổi Hội thảo trực tuyến với chủ đề: "Bùng nổ" M&A tại Việt Nam - Bí quyết để M&A thành công với thị trường Nhật Bản" được đồng tổ chức bởi công ty ONE-VALUE INC. - Công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu trên thị trường, kết hợp cùng kênh thông tin Nhật Bản bằng tiếng Việt JapanBiz, CEO Phi Hoa - doanh nhân người Việt tiêu biểu tại Nhật đã chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam “bí quyết" để đàm phán với đối tác - tiền đề cho các thương vụ M&A thành công.
Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Dự luật của các nước châu Âu nhằm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí năng lượng tăng vọt đã lên tới gần 800 tỷ Euro, một báo cáo công bố ngày 13/2 cho biết, đồng thời hối thúc các quốc gia chi tiêu có trọng điểm hơn để ứng phó với khủng hoảng năng lượng.
Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Sáng ngày 13/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại diện Thương mại Katherine Tai, đồng thời là chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam. Chuyến thăm mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều hành ngày mai giá xăng có thể giảm về dưới 23.000 đồng/lít và giá dầu về dưới 21.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.