Bất động sản du lịch vẫn có tỷ lệ bán 30-40%

Thứ ba, 16/11/2021 | 06:29 Theo dõi CFĐT trên

Thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho thấy, trong 3 quý năm 2021 có khoảng 10.000 sản phẩm bất động sản du lịch được chào bán, tỷ lệ hấp thụ 30-40%, đây là tỷ lệ cao dù dịch bệnh ngặt nghèo trong quý 2 và nửa quý 3, giãn cách chặt chẽ.

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tại toạ đàm trực tuyến "Nhận diện xu hướng thị trường bất động sản nghĩ dưỡng trong bối cảnh mới" do Tạp chí điện tử VnEconomy.vn tổ chức chiều 15/11.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản du lịch có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất khởi phát từ năm 2018 trở về trước, đây là giai đoạn phát triển nóng và rất mạnh của thị trường bất động sản du lịch. Mô hình sở hữu, uỷ quyền khai thác mở ra, phát triển đột phá cùng với đó là các cơ sở lưu trú được phát triển tại các địa phương như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc... Tại thời điểm phát triển đó, tỷ lệ hấp thụ, giao dịch của các dự án nghỉ dưỡng condotel, biệt thự biển là trên 80%, gần như dự án nào ra đến đâu hết đến đó. Đây là thời kỳ phát triển nóng của thị trường bất động sản.

Giai đoạn thứ 2, năm 2019 và cả năm 2020, dù chưa bị ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh nhưng giao dịch chững lại, nhiều địa phương như Đà Nẵng, Khánh Hòa hầu như không có giao dịch, mà nguyên nhân là do nhiều địa phương khối lượng phát triển đã quá lớn gần như bão hoà đối với nhu cầu phát triển.

Mặt khác, khủng hoảng pháp lý của dự án bất động sản nghỉ dưỡng chưa được giải quyết hoàn thiện, cùng với đó là các chủ đầu tư cạnh tranh quá mức, tỷ lệ lợi nhuận phân chia quá lớn dẫn đến không đáp ứng được, chi trả lợi nhuận làm khách hàng mất niềm tin nên trong năm 2020 nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ nghe ngóng xem xét xem các dự án đó đã được giải quyết thế nào, đặc biệt về vấn đề sở hữu, cấp giấy chứng nhận, quản lý vận hành.  Thống kê của Hiệp hội cho thấy, trong 3 quý năm 2021 có khoảng 10.000 sản phẩm bất động sản du lịch được chào bán, tỷ lệ hấp thụ 30-40%, đây là tỷ lệ cao dù dịch bệnh ngặt nghèo trong quý 2 và nửa quý 3, giãn cách chặt chẽ. Nguyên nhân là do mô hình phát triển dự án của chủ đầu tư thay đổi, không còn dự án nhỏ lẻ ăn theo hạ tầng chung của thành phố như Đà Nẵng mà phát triển thành các dự án đa mục tiêu, kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch sức khoẻ, một số dự án kết hợp thêm vui chơi, văn hoá, mua sắm...".

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tại toạ đàm, ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng chia sẻ rằng, có thể thấy, thời điểm dịch Covid-19, thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng, tổn thất nặng nề. Nhưng ngay sau khi bước vào thời kỳ bình thường mới, các chủ đầu tư đã triển khai lại các dự án để đảm bảo nguồn cung trong thời gian tới.

Nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nâng cao chất lượng, phát triển bền vững, Bộ Xây dựng đã ban hành tiêu chuẩn thiết kế đối với các loại hình căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng để các chủ đầu tư thực hiện theo đúng quy định.

Đối với loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, các căn hộ du lịch, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng đã được quy định cụ thể, quản lý, sử dụng theo Luật Du lịch năm 2017 và Nghị định 168/2017/NĐ-CP về các loại hình cơ sở lưu trú du lịch.

Theo pháp luật đầu tư, loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng được đầu tư theo trình tự thủ tục của một dự án có sử dụng đất như thông thường. Còn theo pháp luật xây dựng, việc quản lý hoạt động xây dựng với những dự án này được thực hiện như với các công trình xây dựng dân dụng có mục đích thương mại và dịch vụ.

Có hai vấn đề liên quan tới pháp luật mặc dù đã có nhưng còn đang vướng hiện nay là đất đai của dự án và pháp luật về kinh doanh bất động sản. Hiện nay, các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng được mua bán như đối với các công trình xây dựng có sẵn hoặc các công trình xây dựng hình thành trong tương lai.

Tuy nhiên, có một số nội dung về mẫu hợp đồng mua bán loại hình sản phẩm này hoặc các điều kiện, thủ tục để được bán các sản phẩm bất động sản này hình thành trong tương lai…chưa được quy định một cách cụ thể.

Vì vậy, theo ông Hưng, thời gian tới sẽ phải tiếp tục hoàn thiện và có các quy định cụ thể hơn về những vấn đề liên quan đến mẫu hợp đồng mua bán các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, các điều kiện để được bán các bất động sản hình thành trong tương lai…tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các loại hình này phát triển. Hiện nay, Nghị định số 76/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Kinh doanh bất động sản đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung".

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch cho biết,  thực tế cho thấy, chỉ khi nào du lịch phát triển thì bất động sản nghỉ dưỡng mới phát triển. Nếu du lịch còn gặp khó khăn, thách thức cũng sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới thị trường này.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay lại đang nổi lên xu hướng nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe. Đây là xu hướng thời thượng đã xuất hiện trên thế giới và phát triển khá nhanh. Bởi khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì vấn đề an toàn và chăm sóc sức khỏe lại càng được đặc biệt quan tâm. Nếu dịch bệnh được kiểm soát có lẽ thị trường này sẽ phục hồi nhanh nhất. Chính việc xuất hiện rất nhiều những loại hình du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe mà khách du lịch quan tâm sẽ gợi mở cho việc phát triển các bất động sản nghỉ dưỡng.

Trong bối cảnh hiện nay thay vì chiến lược “Không Covid-19” bằng chiến lược sống chung với Covid-19, đồng thời dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh việc tiêm vaccine phòng Covid-19, hy vọng trong thời gian tới sẽ kiểm soát được dịch bệnh.

"Với thị trường bất  động sản nghỉ dưỡng Việt Nam trong những năm vừa qua phát triển khá nhanh. Hiện nay, các thương hiệu nổi tiếng thế giới đã xuất hiện khắp các vùng miền Việt Nam đặc biệt là các khu vực ven biển sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam nổi lên mạnh mẽ trong thời gian tới", ông Tuấn chia sẻ.

P.V
Theo VnMedia.vn Copy
Quy định về quản lý, thanh, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công

Quy định về quản lý, thanh, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công

Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn

Bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn

Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhờ những lợi thế về nguồn nhân lực, các hiệp định thương mại tự do đa dạng và những cam kết của Chính phủ trong việc phát triển hạ tầng. Vì vây, khi dịch sớm được kiểm soát, bất động sản công nghiệp sẽ là “điểm sáng” của thị trường.
Thanh tra Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý về kinh tế gần 342 tỷ đồng

Thanh tra Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý về kinh tế gần 342 tỷ đồng

Theo thống kê, trong 10 tháng vừa qua, Thanh tra Bộ Xây dựng đã triển khai 3 đoàn thanh tra theo kế hoạch của 2021 và 5 đoàn kiểm tra, xác minh giải quyết theo đơn thư khiếu nại, tố cáo và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ. Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành 24 kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý về kinh tế số tiền 341,9 tỷ đồng.
Lạm phát kèm suy thoái là gì? Giả thuyết về nguyên nhân của lạm phát kèm suy thoái

Lạm phát kèm suy thoái là gì? Giả thuyết về nguyên nhân của lạm phát kèm suy thoái

Lạm phát kèm suy thoái (tiếng Anh: Stagflation) là một điều kiện tăng trưởng kinh tế chậm và tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao hoặc trì trệ kinh tế kèm theo giá cả tăng hoặc lạm phát.
Đợt 'lột xác' đầu tiên của Bitcoin sau 4 năm có gì?

Đợt 'lột xác' đầu tiên của Bitcoin sau 4 năm có gì?

Phiên bản mang tên Taproot có hiệu lực vào tháng 11 được kỳ vọng sẽ nâng cao đáng kể hiệu năng và tính ứng dụng của Bitcoin.
Ba cách đầu tư tiền số cho người không thích rủi ro

Ba cách đầu tư tiền số cho người không thích rủi ro

Để hạn chế rủi ro, nhà đầu tư có thể tham gia gián tiếp vào thị trường tiền số hoặc chỉ đổ vốn nhỏ mua các loại phổ biến.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp