Đối với mọi người, đồng USD có một dấu ấn rất quan trọng trong mọi “ngóc ngách” của nền kinh tế toàn cầu. Sức mạnh của đồng bạc xanh không một đồng tiền nào khác có được khi chúng được sử dụng làm trung gian trao đổi các nguyên liệu thô quan trọng và là nơi trú ẩn an toàn của giới đầu tư khi gặp khó khăn.
Gần đây, tỷ giá USD đang ở mức cao nhất trong 20 năm qua so với các đồng tiền chủ chốt khác, một phần là do kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất mạnh hơn đáng kể so với các Ngân hàng Trung ương khác.
Dưới đây là 9 điểm đáng lưu ý trong thời gian đồng USD lên giá.
1. Người Mỹ đi du lịch
Đồng USD mạnh là điều tuyệt vời nếu bạn là một du khách Mỹ, Khi so sánh giá khách sạn, các bữa ăn hay một túi hàng hiệu London, French Riviera hay Cancun (Mexico), mọi thứ đều rẻ hơn khi bạn là người Mỹ.
Tuy nhiên, nếu là du khách đến Mỹ sẽ không được may mắn như vậy trừ khi họ mua vé Disneyland hoặc chuyến đi Las Vegas từ lâu trước đó.
2. “Niềm hân hoan” của sự ngang giá
Cụ thể, đây là một lợi ích bổ sung đối với người Mỹ khi đi du lịch các quốc gia sử dụng đồng Euro và cũng là niềm “an ủi” nho cho khách du lịch châu Âu tại Mỹ. Nguyên do có thể nhận định như trên bởi hai đồng tiền Euro và USD hiện đang gần ngang giá, điều này giúp các du khách tiết kiệm thời gian chuyển đổi giữa các đồng với nhau.
3. Hàng hóa Mỹ
Đối với những người tiêu dùng trên toàn thế giới đang tìm kiếm các thương hiệu hàng đầu của Mỹ, đồng USD mạnh đồng nghĩa với việc họ phải trả thêm một khoản tiền cho những mặt hàng của các thương hiệu trên.
Chỉ trong vài ngày, Mattel Inc, nhà sản xuất búp bê barbie và xe hơi đồ chơi hot wheels, cho biết, doanh số có thể suy giảm khi USD tăng mạnh cho dù người tiêu dùng nhìn chung sẵn sàng chấp nhận trả mức giá cao hơn.Đối với gã khổng lồ hàng tiêu dùng Procter & Gamble - nhà sản xuất các sản phẩm hàng ngày như tã lót Pampers hay nước giặt Ariel - sự tăng giá của đồng USD thường ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số bán hàng của hãng.
4. Khó khăn của các nền kinh tế mới nổi
Đối với người Argentina, sự tăng giá của đồng USD so với đồng Peso đã khiến giá cả hàng hóa nội địa nhảy vọt, tăng gấp 2 lần chỉ sau một năm, dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô lớn.
Bên cạnh đó, Chính phủ và các doanh nghiệp ở nhiều nền kinh tế mới nổi phải đảm bảo tình hình tài chính thông qua việc phát hành trái phiếu bằng đồng USD. Khoản nợ mà họ đang “gánh” không ngừng tăng lên khi tính bằng nội tệ của mỗi quốc gia.
Ngoài ra, việc khai thác thị trường để thu hút nguồn tín dụng cũng trở nên khó khăn hơn khi lãi suất Mỹ liên tục tăng.
5. Nguyên liệu thô
Các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập nhập khẩu nhiều nguyên liệu thô đã và đang đối mặt với hai khó khăn tại cùng một thời điểm.
Một là, hầu hết các mặt hàng từ dầu mỏ đến lúa mì đều được giao dịch bằng đồng USD. Điều này đồng nghĩa việc họ phải trả nhiều tiền hơn cho một thùng dầu hoặc giạ lúa mì họ nhập khẩu.
Hai là, giá của nhiều hàng hóa đã tiến tới ngưỡng đỉnh do xung đột Nga - Ukraine, thời tiết khắc nghiệt và hậu quả của đại dịch Covid-19.
Đồng USD tăng giá là một tin tốt cho một bộ phận người dân nghèo sinh sống tại một số quốc gia kém phát triển như Mexico và Guatemala.
Họ đều là những cá nhân sống phụ thuộc vào kiều hối, số tiền được gửi từ người thân đang công tác, lao động tại Mỹ.
7. Tình hình lạm phát
Ngay cả đối với các quốc gia giàu có như Đức, đồng USD mạnh có thể gây ra những rắc rối không đáng có vì chúng làm gia tăng áp lực lạm phát vốn đang ở mức cao trong thời gian gần đây.
Các Ngân hàng Trung ương thông thường sẽ đối phó với lạm phát bằng việc tăng lãi suất, điều này làm cho người dân và doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn cung tín dụng, qua đó làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế.
8. Đồng Rúp phục hồi
Đồng Rúp của Nga là đơn vị tiền tệ duy nhất trên thế giới lội “ngược dòng” với đồng USD trong năm nay.
Đây là bất ngờ lớn đối với một quốc gia đang hứng chịu một loạt lệnh trừng phạt từ các quốc gia phương Tây vì tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Thế nhưng, điểm mạnh này không mang lại nhiều lợi ích cho người dân Nga bởi vì Moscow có thể thu về hàng chục tỷ USD mỗi tháng từ việc bán năng lượng cho phương Tây, nhưng các hộ gia đình Nga vẫn không thể rút các khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ của họ.
Hơn nữa, nhiều thương hiệu quốc tế từ Adidas cho tới H&M và Ikea đã ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga kể từ xung đột nổ ra.
9. Đồng tiền Bitcoin
Từng được coi là một lá chắn cuối cùng chống lại lạm phát, đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới rốt cục đã không thực hiện được lời hứa này, đồng thời mất giá hơn một nửa trong năm nay bất chấp giá cả tiêu dùng trên thế giới tăng chóng mặt.
Nhiều nhà đầu tư cá nhân, vốn bị thu hút từ giai đoạn thị trường tăng giá trong năm ngoái, hiện phải từ bỏ tiền điện tử chuyển sang các tài khoản gửi tiền tiết kiệm bằng đồng USD vì họ cho rằng đây là phương án an toàn hơn.
Sáng nay (1/8), giá vàng SJC tiếp tục được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng khoảng 300 nghìn đồng/lượng so với phiên trước đó, kéo giá bán ra vượt xa mốc 67 triệu đồng/lượng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện đang có 4 dấu hiệu đáng chú ý, trong đó phải kể đến những bất thường liên quan tới lãi suất.
Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga, gần 1/3 trong số khoảng 3.000 tỷ Rúp (tương đương 49,1 tỷ USD) chứng khoán nước ngoài mà nhà đầu tư người Nga đang nắm giữ hồi cuối tháng 3 đều là do các doanh nghiệp Mỹ phát hành.
Một nồi chiên không dầu giảm từ 149 USD xuống còn 110 USD, một tấm bạt lò xo giảm giá 10% và bộ quần áo ngủ trẻ em có giá 9 USD thay vì 12 USD như trước. Đó là tất cả những gì đang diễn ra trong ngành bán lẻ tại Mỹ, nơi người dân nước này không khó để tìm thấy biển “đại hạ giá” tại Walmart Supercenter.
Việc tăng giá đến từ nhiều yếu tố khác như giá xăng dầu, vật liệu xây dựng, nhân công đều tăng, cuộc chiến tranh địa chính trị giữa Nga và Ukraine, lạm phát, theo chuyên gia.
Kể từ 1/8, giá gas bán lẻ tiếp tục được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm khoảng 18 nghìn đồng/bình 12kg. Đây là lần giảm thứ 4 liên tiếp từ đầu năm đến nay.
Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.