Theo Nikkei Asia, giới đầu tư và phân tích đang bắt đầu chú ý tới những dấu hiệu của “bong bóng” tài sản khi các chính phủ và Ngân hàng Trung ương khắp thế giới liên tục tung ra những biện pháp kích thích tài khóa cũng như nới lỏng tiền tệ chưa từng có nhằm ngăn chặn khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.
Tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), giá sỏi mật bò đã tăng vọt, đây là nguyên liệu được dùng để sản xuất thuốc cổ truyền. Vào 4 năm về trước, giá 1kg sỏi mật bò có giá 100.000 Nhân dân tệ (tức 15.400 USD), nhưng hiện giá sỏi mật bò đã tăng gấp 4 lần lên 500.000 Nhân dân tệ.
Xu hướng tương tự cũng xảy ra trên khắp thế giới với mức giá không tưởng, mức giá này được trả cho đủ loại hàng hóa xa xỉ. Một số ví dụ điển hình gồm mô hình siêu xe Ferrari mới đây được bán với giá 120 nghìn Euro, một chai rượu vang Romanee-Conti có giá hàng trăm nghìn USD hay tại một phiên đấu giá thẻ bóng chày được bán với giá hàng triệu USD.
Hồi tháng 2 vừa qua, một bức họa con vượn được vẽ bằng máy tính và được bán với giá 900 nghìn USD. Bức tranh này nằm trong loạt tác phẩm nghệ thuật số mang tên CryptoPunk. Các tác phẩm này được tạo ra bằng công nghệ chuỗi khối hiện đại để đảm bảo chỉ có duy nhất một bức tranh trên thế giới. Giá trị thị trường nghệ thuật số đã tăng gấp 400 lần trong 1 năm qua. Không chỉ vậy, giá đồng Bitcoin cũng tăng gấp hơn 6 lần trong 12 tháng qua.
Trước đây, thời điểm năm 2002, cựu Chủ tịch Fed Alan Greenspan từng nhận định: "Rất khó xác định rõ ràng một “bong bóng” cho đến khi nó nổ tung". Ông Alan Greenspan cho rằng, trước khi chịu thiệt hại thì nhà đầu tư nên cố gắng đánh giá xem tình hình hiện tại có phải là “bong bóng” hay không.
Một số chỉ số cho thấy thị trường tài sản ngày nay phát triển nóng hơn so với thời kỳ “bong bóng” tài sản trong quá khứ.
Theo Ray Dalio, một nhà quản lý quỹ đầu cơ đã tính toán một chỉ số “bong bóng” xuất phát từ 6 chỉ số bao gồm cả sự tăng giá của tâm lý thị trường trong những năm qua và nó hiện đang ở mức 77%. Mặc dù rủi ro đang gia tăng, tuy nhiên ông Ray Dalio cũng hy vọng vẫn còn khả năng tăng giá so với thời điểm dẫn đến sự sụp đổ của Phố Wall vào năm 1929 và “bong bóng” dotcom năm 1990, khi dữ liệu của Ray Dalio cho thấy chỉ số này ở mức 100%.
Nikkei cũng đã so sánh 5 chỉ số và 3 trong số đó cho thấy rủi ro hiện đang ở mức cao. Chỉ số Buffett là tỷ lệ định giá TTCK trên tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ đang đạt 186%, mức này vượt xa các số liệu trong thời kỳ “bong bóng” dotcom vào những năm 1990 hoặc trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.
Trong khi đó, chỉ số giá nhà tại nước Mỹ cũng vượt ngưỡng trước khủng hoảng tài chính. Theo BIS, giá nhà trung bình toàn cầu đã tăng tới 19% so với năm 2010. Trong đó, giá nhà ghi nhận mức tăng mạnh tại Mỹ, Đức và Ấn Độ.
Khi nguy cơ “bong bóng” tài sản gia tăng, các chính phủ và Ngân hàng Trung ương đang phải đối mặt với các quyết định khó khăn. Tại Ấn Độ, quốc gia này ngày càng nhiều người bắt đầu giao dịch đồng Bitcoin, Hạ viện nước này đang tranh luận mạnh mẽ về dự luật quản lý tiền kỹ thuật số, trong đó có lệnh cấm tất cả các loại tiền kỹ thuật số tư nhân.
Tại Trung Quốc, giá bất động sản đang tăng ở các thành phố lớn. Kể từ tháng 1/2021, các ngân hàng đã áp dụng các hạn chế đối với các khoản vay đối với các công ty bất động sản và các khoản thế chấp đối với cá nhân.
Trong khi đó, nước Mỹ tiếp vẫn tục kích thích nền kinh tế. Vào hôm 6/3, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD.
Theo Nikkei Asia, giới đầu tư hiện đang lo sợ điều tương tự sẽ xảy ra như năm 2013 khi Fed ra tín hiệu về việc cắt giảm mua tài sản và các chính sách nới lỏng định lượng, điều này đã khiến các nhà đầu tư hoảng loạn và TTCK lao dốc. Cuối tháng 2 vừa qua, chứng khoán toàn cầu cũng lao dốc sau khi lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng mạnh.
Ông Mark Haefele, Giám đốc Đầu tư tại UBS Wealth Management cho hay: "Các nhà hoạch định chính sách đã chọn giải pháp khiến cho các tài sản “tránh bão” trở nên đắt đỏ, còn những tài sản rủi ro trở nên hấp dẫn hơn. Điều này có thể khiến giá trị của nhiều tài sản cao hơn so với trong quá khứ nhưng vẫn có nhiều lý do để tin tưởng rằng môi trường chính sách này sẽ duy trì trong nhiều năm nữa”.
Do các gói kích thích tài khoán nên tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ đã tăng lên 1,29 trong năm 2020 vừa qua, tăng từ mức 1,08 của năm trước đó. Nhật Bản, EU và Trung Quốc cũng ghi nhận tỷ lệ này ở mức cao kỷ lục.
Giới phân tích nhận định nếu các chính phủ và Ngân hàng Trung ương không có chiến lược cụ thể để dừng các gói kích thích tài khóa và tiền tệ hiện tại thì gánh nặng lên vai các thế hệ tương lai sẽ ngày càng lớn.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.