Ngày chính hội đầu tiên của Giỗ tổ Hùng Vương, dù trời mưa nặng hạt nhưng đã có hàng nghìn người dân, du khách “đội mưa” đổ về đất Tổ thành tâm dâng lễ tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng.
Hàng nghìn người dân ‘đội mưa’ đổ về đất Tổ trong ngày khai hộiNgày 17/4 (tức mồng 6/3 Âm lịch), dù mưa, lạnh nhưng hàng nghìn người dân vẫn “đội mưa” đi lễ giỗ tổ Hùng Vương. Mọi người ai nấy đều hối hả đến đây để dâng hương, cầu may mắn, an vui, sức khoẻ cho gia đìnhGiổ Tổ Hùng Vương năm 2021 có 2 ngày hội chính là 17/4 và 21/4 (mùng 6/3 và 10/3 âm lịch). Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội Đền Hùng năm nay chỉ tổ chức phần lễ, dừng toàn bộ các hoạt động ở phần hộiTrong hôm nay, ban tổ chức sẽ thực hiện các nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bao gồm: Lễ giỗ Quốc tổ Lạc Long Quân tại đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân; Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu CơTheo ghi nhận của PV VnMedia, từ 6h sáng, mặc dù trời mưa lớn nhưng lượng người đổ về Đền Hùng mỗi lúc một đôngĐể Lễ giỗ Tổ, Lễ hội Đền Hùng diễn ra an toàn, trang nghiêm, thành kính, tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các ngành liên quan tập trung xây dựng kế hoạch chi tiết, bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch Covid-19Tại các khu vực tại di tích trước và trong thời gian tổ chức các buổi lễ, ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng cũng đã cho người nhắc nhở nhân dân thực hiện nghiêm Thông điệp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế; đeo khẩu trang nơi công cộngTại lối lên khu di tích cũng được đơn vị hỗ trợ yêu cầu người dân rửa tay khi lên đềnNhiều người dân không mang khẩu trang được phát khẩu trang miễn phíCó những cụ già vẫn cố gắng chống gậy về dự ngày Giỗ Tổ Hùng VươngMặc dù thời tiết có mưa và lạnh, nhưng dòng người đổ về khu di tích mỗi lúc một đôngTrong những người đến Đền Hùng hôm nay, có nhiều em bé lần đầu được theo người lớn đi hộiĐa phần người dân không cảm thấy khó khăn khi đi lễ trong mưa. Chị Vân từ Hà Nội lần đầu về Đền Hùng ngày Giỗ Tổ hy vọng cơn mưa lớn sẽ mang lại nhiều lộc hơn và mong cho toàn thể gia đình đều khoẻ mạnhVượt quãng đường gần 90km, đi từ Hà Nội về Phú Thọ dâng hương ngày giỗ tổ, chị Phan Thúy Hà ở Bắc Giang cho biết, chị đã đi Đền Hùng nhiều lần nhưng chưa bao giờ như lần này. Đi dưới trời mưa, chị cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơnNăm nay, ban tổ chức mở cửa từng phần nên dòng người lên Đền Hùng được kiểm soát tốt, không còn tình trạng “thất thủ” dẫn đến phải giải cứu trẻ em như trướcNgười dân sắm sửa lễ vật để dâng lên các vị vua Hùng có công dựng nướcNhiều người tranh thủ chụp ảnh lưu niệm cùng người thânTrong "trạng thái bình thường mới" vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19, Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 có sự điều chỉnh và tập trung các hoạt động ở phần lễ, vừa đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, vừa thành kính hướng về cội nguồn
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, còn có tên khác là Lễ hội Đền Hùng hay Quốc giỗ, là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10/3 âm lịch tại Đền Hùng, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
Từ năm 2007, ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng..
Sau khi chơi “đồ chơi lạ” mua trước cổng trường, 32 học sinh tiểu học ở Đà Nẵng đã phải nhập viện cấp cứu với các dấu hiệu như buồn nôn, đau đầu, khó thở.
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...